Viện khoa học thống kê (2010), sđd, tr

Một phần của tài liệu những vấn đề an sinh xã hội của người lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức tp.hcm (Trang 117)

4.2.9. Qui mô lao động Bảng 4.21. : Tình trạng thuê mƣớn lao động Bảng 4.21. : Tình trạng thuê mƣớn lao động Tần số % % có giá trị Tình trạng Có 40 6.7 41.7 Không 56 9.3 58.3 Tổng 96 16.0 100.0 Tần số Lao động khác 504 84.0 Tổng chung 600 100.0

Nguồn: Cuộc điều tra người lao động trong KVKTPCT vào tháng 9 và tháng 10-2012 của đề tài

Cuộc khảo sát ghi nhận trong số 96 chủ cơ sở SXKD thì có 41,7% (40 người) có thuê mướn lao động. Theo tiêu chí của ILO thì qui mô dưới 10 lao động nhưng ở đây qui mô lao động của các hộ thấp, trung bình số người được thuê mướn là 2,5 người, chủ yếu là bản thân và các thành viên trong gia đình tham gia SXKD.

4.2. 10. Tính chất pháp lí/ chế độ phúc lợi xã hội 0 0 10 20 30 40 50 60 % Biểu đồ 4.17: Hợp đồng lao động Hợp đồng 30.9 9.9 0.8 4.5 53.9 HĐ xác định thời hạn (1 - 3 HĐ xác định thời hạn (3 - 12 HĐ xác định

thời hạn (dưới HĐ thời vụ

Không có HĐ/thỏa thuận

Nguồn: Cuộc điều tra người lao động trong KVKTPCT vào tháng 9 và tháng 10-2012 của đề tài

Trong số 600 người lao động, chủ SXKD và lao động tự làm chiếm 58,8% (353 người). Số người lao động còn lại (247 người). Trong 247 người này, số có hợp đồng 1-3 năm chiếm 30,9%; hợp đồng thời hạn 3-12 tháng có 9,9%; hợp đồng dưới 3 tháng là 0,8%; hợp đồng thời vụ 4,5% và không có hợp đồng bằng văn bản hoặc chỉ thỏa thuận miệng chiếm 53,9%. Với hơn ½ người lao động không có hợp đồng lao động hoặc chỉ thỏa thuận miệng dễ dẫn đến tình trạng người lao động không được luật pháp bảo vệ về các quyền lợi khi làm việc như quyền được hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, và các trợ cấp chính thức khác, các quy định về nghỉ lễ, nghỉ phép hàng năm theo qui định của Luật lao động.

Một bộ phận người lao động được hưởng một số trợ cấp như tiền ăn trưa/bữa ăn miễn phí (28,4%), tiền xe đi lại (12%), tiền thưởng (40.9%), BHYT (45,2%)….(xem bảng 9)

4.2.11. Tham gia các đoàn thể

Nguồn: Cuộc điều tra người lao động trong KVKTPCT vào tháng 9 và tháng 10-2012 của đề tài

79,3% người lao động không tham gia các tổ chức chính trị-xã hội nào. Chỉ có 20,7% có tham gia các tổ chức; trong đó thu hút nhiều nhất là hội phụ nữ (53,3%);

20.7% 79.3% 79.3% 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Có Không

Biểu đồ 4.18 Tính trạng tham gia các tổ chức chính trị- xã hội

đoàn thanh niên , hội người cao tuổi (khoảng 10% mỗi tổ chức),…(xem bảng 66.1 và 66.2). Qua đó cho thấy trong KVPCT người lao động ít tham gia các đoàn thể xã hội, thiếu những tổ chức chuyên môn ngành nghề, thông qua đó có thể phản ánh những nguyện vọng, những quyền lợi của mình cũng như nâng cao sự hiểu biết nghề nghiệp.

Trong KVPCT tỷ lệ lao động nữ cao hơn lao động nam; tuổi trung bình của người lao động là 41 tuổi; học vấn trung bình là 9 năm; trên 70% người lao động đã có gia đình; gần 80% người lao động có hộ khẩu tại TP.HCM. Trình độ văn hóa của người lao động thấp, trình độ chuyên môn được đào tạo hầu như không có. Mức sống của người lao động thấp. Thu nhập của người lao động không thấp nhưng không ổn định và công việc bấp bênh. Hơn 2/3 người lao động có nhà ở độc lập và là chủ sở hữu. Bình quân số người trong hộ là 5,3 người; diện tích bình quân/người gần17m2. ¼ người lao động thấy nhà ở chật chội họăc quá chật. Trên 90% hộ gia đình người lao động sử dụng điện có đồng hồ riêng. Trên 70% hộ dùng nước máy và gần 100% số hộ có rác được thu gom. 1/3 người lao động cho rằng nơi ở ngập lụt, ồn ào, các tệ nạn xã hội… Người lao động ít tham gia vào các tổ chức xã hội, nghề nghiệp.

KVKTPCT đã thu hút một tỷ lệ khá lớn lực lượng lao động, góp phần giải quyết nạn thất nghiệp, cũng như đóng góp cho xã hội một khối lượng hàng hóa và dịch vụ tương đối lớn, nhưng đời sống của những người lao động trong khu vực này thường chưa được ổn định, nhất là những người lao động cá thể, những người lãnh lương công nhật v.v… và chịu thiệt thòi hơn so với lao động trong khu vực chính thức do tình trạng làm việc không có hợp đồng để đảm bảo các quyền lợi dành cho người lao động.

4.3. Tiếp cận BHXH, BHYT và trợ giúp xã hội của ngƣời lao động khu vực kinh tế phi chính thức kinh tế phi chính thức

4.3.1. Tham gia bảo hiểm y tế của ngƣời lao động

Nguồn: Cuộc điều tra người lao động trong KVKTPCT vào tháng 9 và tháng 10-2012 của đề tài

47,2% (283 người) có bảo hiểm y tế. Tỷ lệ người lao động KVKTPCT có BHYT thấp hơn tỷ lệ có BHYT chung của dân cư thành phố (57,1%)42. Trong số lao động có BHYT, 77,4% có BHYT tự nguyện; 19,8% có BHYT bắt buộc; 2,8% có BHYT diện chính sách. Như vậy chỉ gần ½ người lao động có BHYT.

Bảng 4.22: Hình thức mua bảo hiểm y tế

Tần số % % có giá trị Hình thức Tự nguyện 219 36.5 77.4 Bắt buộc 56 9.3 19.8 Diện chính sách 8 1.3 2.8 Tổng 283 47.2 100.0

Tần số Không mua bảo hiểm

317 52.8

Tổng chung 600 100.0

Nguồn: Cuộc điều tra người lao động trong KVKTPCT vào tháng 9 và tháng 10-2012 của đề tài.

Nhiều người lao động hiểu được tầm quan trọng của BHXH, BHYT “ Em thấy là

nó rất là cần thiết, mình không bệnh thì thôi nhưng mà nếu mà bị bệnh thì rất tốn kém, nếu có bảo hiểm y tế thì mình sẽ đỡ được rất nhiều. Bệnh nhẹ

Một phần của tài liệu những vấn đề an sinh xã hội của người lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức tp.hcm (Trang 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)