Dương Thị Phượng, An sinh xã hội TP.HCM – Thực trạng và giải pháp (2010)

Một phần của tài liệu những vấn đề an sinh xã hội của người lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức tp.hcm (Trang 83 - 86)

tượng chính sách được thực hiện tốt. Trên 98% gia

. Cấp gạo cho học sinh dân tộc bán trú và học sinh ở vùng đặc biệt khó khăn. Hỗ trợ chi phí học tập, sinh hoạt cho trẻ em nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số và ở vùng khó khăn. Thực hiện tốt công tác cứu trợ đột xuất và khắc phục hậu quả thiên tai. Tổng số gạo cứu trợ trong 3 năm 2011 - 2013 khoảng gần 200 ngàn tấn, tương đương khoảng 1.800 tỷ đồng. Mạng lưới và cơ sở vật chất kỹ thuật y tế tiếp tục phát triển. Chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, khám, chữa bệnh được nâng lên. Y tế dự phòng được quan tâm, không để bùng phát dịch bệnh lớn. Đã triển khai nhiều giải pháp giảm quá tải bệnh viện. Có hơn 300 bệnh viện, hơn 100 phòng khám đa khoa tuyến huyện đã được hoàn thành.29

Hệ thống pháp luật về ASXH ngày càng được hoàn thiện hơn, đã trở thành

căn cứ pháp lý quan trọng trong điều chỉnh các quan hệ xã hội.

Hệ thống BHXH được quan tâm phát triển với nội dung và hình thức ngày

càng phong phú, nhằm chia sẻ rủi ro và trợ giúp thiết thực cho những người tham gia. BHXH được triển khai đồng bộ với 3 loại hình là: bảo hiểm bắt buộc (BHXH và BHYT), bảo hiểm tự nguyện và BHTN.

Các chính sách ưu đãi đối với người có công không ngừng được hoàn thiện.

Các chính sách trợ giúp xã hội (cả thường xuyên và đột xuất) được thực hiện rộng hơn về quy mô, đối tượng thụ hưởng với mức trợ giúp ngày càng tăng. Các phong trào “tương thân tương ái”, “đền ơn đáp nghĩa”, “uống nước nhớ nguồn”được tổ chức thường xuyên và được sự hưởng ứng tham gia của nhiều thành phần trong xã hội, đóng góp đáng kể vào việc nâng cao ASXH cho mọi người, nhất là những người nghèo, vùng nghèo.

* Hạn chế và thách thức

Việc thực hiện ASXH ở nước ta vẫn còn nhiều bất cập và yếu kém: giảm nghèo chưa bền vững, người dân ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, phân hoá giàu nghèo ngày càng lớn.

Tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm ở nông thôn, ở vùng đô thị hoá và thất nghiệp ở thành thị (đặc biệt là nhóm lao động trẻ) có xu hướng tăng.

Nguồn lực để thực hiện ASXH còn hạn chế, chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước, với diện bao phủ và mức hỗ trợ còn thấp, chưa theo kịp với sự phát triển của nền KTTT, định hướng XHCN. Nợ BHXH và BHYT diễn biến phức tạp và không có xu hướng giảm.

Các hình thức bảo hiểm chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người dân; chất lượng các dịch vụ nhìn chung còn thấp, vẫn còn không ít tiêu cực, phiền hà. Tất cả những hạn chế này đã đặt hệ thống ASXH của nước ta trước nhiều thách thức lớn cần phải tiếp tục được nghiên cứu, hoàn chỉnh chính sách để vượt qua.

CHƢƠNG 4. THỰC TRẠNG TIẾP CẬN HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG TRONG KHU VỰC KINH TẾ PHI CHÍNH CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG TRONG KHU VỰC KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

4.1.Khu vực kinh tế phi chính thức tại Việt Nam và TP. Hồ Chí Minh

Đối với các nước đang phát triển trên thế giới, KVKTPCT giúp 60% lao động tìm được cơ hội việc làm. Ở Việt Nam, kinh tế phi chính thức đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Theo số liệu Điều tra lao động và việc làm năm 2007, KVKTPCT thu hút 8,4 triệu cơ sở sản xuất (doanh nghiệp rất nhỏ, qui mô trung bình: 1,5 người). Ước tính KVKTPCT đóng góp 228 ,767 tỷ VND (20% GDP của cả nước, 25% GDP phi nông nghiệp )30

Bảng 4.1. Việc làm chính và việc làm thứ hai theo khu vực thể chế ở Việt Nam

Khu vực thể chế Việc làm chính Việc làm thứ hai Cả việc làm thứ nhất và thứ hai

Số lượng Cơ cấu (%)

Số lượng Cơ cấu (%)

Số lượng Cơ cấu (%) Khu vực Nhà nước 4.953.600 10,7 186.300 2,2 5.139.900 9,4 DN nước ngoài 907.700 2,0 6.200 0,1 913.900 1,7 DN trong nước 2.646.00 5,7 89.500 1,1 2.735.500 5,0 Hộ SXKD chính thức 3.583.800 7,8 151.200 1,8 3.735.000 6,8 Khu vực KTPCT 10.865.800 23,5 1.547.500 18,4 12.413.300 22,7 Khu vực nông nghiệp 23.118.100 50,0 6.427.700 76,3 29.545.800 54,1

Toàn quốc 46.211.200 100 8.424.800 100 54.636.000 100

Nguồn: Điều tra LĐ&VL 2007, TCTK31

Một phần của tài liệu những vấn đề an sinh xã hội của người lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức tp.hcm (Trang 83 - 86)