Chính sách BHYT ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu những vấn đề an sinh xã hội của người lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức tp.hcm (Trang 65 - 68)

25 Bùi Thế Cường, Đặng Việt Phương, Trịnh Duy Hóa Từ điển Xã hội học Oxford Nxb Đại học quốc gia Hà Nội 2010 tr 542.

3.1.2.Chính sách BHYT ở Việt Nam.

Vào những năm cuối của thập kỷ 80, các cơ sở khám chữa bệnh đứng trước nhiều khó khăn thử thách.Trong khi cơ chế cũ cần xoá bỏ mà cơ chế mới chưa hình thành, các cơ sở khám chữa bệnh lâm vào tình trạng thiếu kinh phí do nguồn Ngân sách nhà nước đầu tư cho y tế thấp, bình quân chỉ đạt 1,2-1,5 USD/người/năm trong giai đoạn 1986- 1993. Chỉ đáp ứng được từ 50-54% nhu cầu chi phí thực tế của ngành. Các bệnh viện từ Trung ương đến tỉnh, huyện xuống cấp nhiều, đời sống cán bộ nhân viên y tế gặp nhiều khó khăn. Điều đó đã làm ảnh hưởng không ít đến chất lượng khám chữa bệnh và khả năng phục vụ người bệnh của các cơ sở khám chữa bệnh.

Thực hiện chủ trương đổi mới trong lĩnh vực y tế với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” Nhà nước đã cho phép các cơ sở khám chữa bệnh thu một

phần viện phí. Giải pháp này đã giúp các bệnh viện khắc phục một phần khó khăn, nhưng giải pháp này chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu khám chữa bệnh của một số đối tượng, chủ yếu là những người có thu nhập khá. Đại bộ phận những người có thu nhập thấp, các đối tượng hưu trí, mất sức, chính sách…ít có khả năng và cơ hội tiếp cận các dịch vụ y tế khi ốm đau, bệnh tật do gánh nặng về chi phí y tế. Để góp phần giải quyết các vấn đề trên, năm 1989 nước ta đã tiến hành thí điểm mô hình BHYT ở một số địa phương như Vĩnh Phú, Hải Phòng, Quảng Trị, Đắc Lắc, Bến Tre. Tỷ lệ dân số tham gia BHYT ở Hải Phòng là 4,55-9,1%, ở Vĩnh Phú là 3-7%. Bước đầu thí điểm đã đem lại những kết quả đáng phấn khởi. Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, thuốc men được cải thiện. Cơ sở vật chất y tế được nâng cấp. Đã có những tác động và chuyển biến ban đầu trong tổ chức quản lý y tế. Qua thời gian thí điểm cho thấy sự nghiệp BHYT là một xu thế tất yếu và là hướng đi đúng đắn để tăng cường chất lượng phục vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân cơ bản và lâu dài. Sự ra đời của BHYT là giải pháp hữu ích, tăng thêm nguồn kinh phí cho hoạt động khám chữa bệnh, góp phần thực hiện mục tiêu công bằng xã hội trong hoạt động khám chữa bệnh.

Luật BHYT đã được Quốc hội thông qua (Luật số: 25/2008/QH12), tạo nền tảng xây dựng con đường mới phát triển BHYT. Theo các quy định của Luật BHYT, tất cả trẻ em dưới 6 tuổi và đối tượng cận nghèo buộc phải tham gia BHYT. Luật BHYT cũng đưa ra lộ trình phổ quát BHYT toàn dân đối với đối tượng học sinh và sinh viên từ ngày 1 tháng 1 năm 2010; nông dân và lao động khối ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp từ ngày 1, tháng 1 năm 2012 và toàn bộ các đối tượng còn lại từ ngày 1 tháng 1 năm 2014.

Qua thập kỷ đầu tiên, độ bao phủ của BHYT tăng tới khoảng 1/5 tổng dân số vào năm 2003 (khoảng 20,7%). Tuy nhiên, con số này tăng lên gấp đôi sau ba năm vào năm 2006 với sự ra đời của Nghị Định 63 bổ sung thêm đối tượng người nghèo, cựu chiến binh và nhân viên doanh nghiệp tư nhân có nhiều hơn 10 lao động vào diện phải mua bảo hiểm bắt buộc (từ 20,7% tăng lên 44,7% năm 2006). Độ bao phủ tăng cao hơn vào năm 2009 khi Luật BHYT được ban hành bổ sung

thêm trẻ em dưới 6 tuổi và đối tượng cận nghèo vào diện BHYT bắt buộc. Đến năm 2010 tỉ lệ tham gia BHYT toàn dân đạt khoảng 58,5%. Năm 2012 có 66,8% dân số tham gia bảo hiểm y tế (trên 59,31 triệu người).27

Nếu chia nhỏ theo 3 nhóm đối tượng tham gia BHYT: đối tượng nghèo, chương trình bắt buộc và chương trình tự nguyện thì từ năm 1993-2010 số người tham gia BHYT tăng. Cụ thể, giai đoạn 1998-2005 số lượng người tham gia BHYT tăng gần tương đương nhau ở cả 3 nhóm. Tuy nhiên đến giai đoạn 2006-2008 số lượng người nghèo tham gia BHYT không tăng. Nguyên nhân có thể do việc áp dụng chuẩn nghèo theo tiêu chuẩn mới giai đoạn 2005-2006 nên nhiều người đã thoát khỏi diện nghèo.

Năm 2010 có sự thay đổi quan trọng trong chương trình BHYT bắt buộc và tự nguyện. Số người tham gia BHYT bắt buộc tăng lên nhanh chóng trong khi chương trình BHYT tự nguyện ở xu thế trầm lắng. Nguyên nhân do trong giai đoạn này có chính sách chuyển đối đối tượng học sinh, sinh viên từ diện tham gia bảo hiểm tự nguyện sang bắt buộc theo quy định của Luật BHYT.

Cho tới năm 2010, 77,3% dân số rơi vào nhóm đối tượng phải tham gia BHYT bắt buộc, tuy nhiên chỉ có 69,8% số đối tượng này tham gia bảo hiểm. Công chức, cán bộ hưu trí, người có công, sinh viên nước ngoài, cựu chiến binh, đối tượng hưởng trợ cấp xã hội và người nghèo đạt độ bao phủ trên 95%. Ngược lại, đối tượng thất nghiệp và cán bộ kiêm nghiệm cấp xã và đối tượng phụ thuộc người có công lại không tham gia bảo hiểm. Lý do thường là: những nhóm này mới được yêu cầu tham gia BHYT bắt buộc nhưng thực hiện ở cấp cộng đồng còn kém và/hoặc những người thất nghiệp cần phải đóng bảo hiểm thất nghiệp ít nhất 12 tháng mới được BHYT chi trả. Đáng chú ý là, độ bao phủ đối tượng cận nghèo rất thấp, chỉ đạt 11% năm 2010. Trong số những người có thể tham gia BHYT tự nguyện, chỉ 21,1% trong số họ chọn mua BHYT.

27 Diễn đàn y tế Việt Nam: Hội nhập và phát triển do Bộ Y tế và Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) tổ chức chiều 25/2/2014 tại Hà Nội. Báo Sức Khỏe và Đời sống, ngày 26/2/214. chức chiều 25/2/2014 tại Hà Nội. Báo Sức Khỏe và Đời sống, ngày 26/2/214.

Một phần của tài liệu những vấn đề an sinh xã hội của người lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức tp.hcm (Trang 65 - 68)