Vai trò của mạng lƣới xã hội trong việc huy động tài chính

Một phần của tài liệu những vấn đề an sinh xã hội của người lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức tp.hcm (Trang 154)

b. Nhu cầu và khả năng tham gia các loại dịch vụ an sinh xã hộ

5.1.2.Vai trò của mạng lƣới xã hội trong việc huy động tài chính

Tài chính là một nguồn lực có vai trò quan trọng trong đảm bảo chất lượng cuộc sống về vật chất cũng như tinh thần, và vô cùng quan trọng trong sản xuất kinh doanh.

Hồi đó, vừa bán khoai, bán bắp vừa làm công chuyện nhà cho người ta, giống như người giúp việc ấy như lau nhà, dọn dẹp, ngày làm 2 tiếng, 1 tháng được trả 600 ngàn. Rồi bà chủ thấy công ty phụ tùng máy số 3 nó mới thành lập, rồi thấy mình bán khoai cực khổ mới giới thiệu cho mình vào đó làm tạp vụ, sáng 6 giờ vào đó làm đến 9, 10 giờ nghỉ qua làm cho bà đó làm 2 tiếng, ăn cơm nước xong qua làm ở công ty tiếp, khỏi về nhà ăn cơm. Như vậy là mình hưởng 2 đầu lương ở đó. Nói ngay, bà chủ vô nói với ông giám đốc trong đó cho mình làm từ mấy giờ đến mấy giờ vậy đó, ông giám đốc đồng ý làm giờ đó để qua phụ việc nhà cho bà đó. Công ty chuyển địa điểm, cô nghỉ về bán khoai lang, bắp, trái cây mùa nào bán theo mùa đó, được mấy năm. Bà tổ trưởng ở đây với chuyển nhà lên gần Boncheng, con bà ấy làm ở trong đó, kêu để con bà ấy xin vô làm nấu ăn trong đó; làm trong đó cũng được 5 năm. Rồi con gái (người hiện nhiễm HIV) nó sanh con ra, nó bỏ nó đi, phải nghỉ ở nhà. Nghỉ ở Boncheng cũng ở nhà trông cháu chứ không tính đi bán, nhưng thấy ở nhà buồn rồi muốn sài cái gì cũng không có tiền sài, muốn mua cái gì cho con cháu nó ăn cũng không có tiền mua, thôi để cầm 2, 3 chục tờ vé số đi bán, lúc đầu chỉ bán có 25 tờ thôi chứ không có cầm nhiều, tại vì thằng nhóc nó còn nhỏ xíu à, có 4, 5 tháng thôi vừa ẵm nó vừa đi bán.

Bảng 5.2.: Các nguồn huy động vốn tài chính

(đơn vị tính – trường hợp) Bản thân Gia đình Bạn bè Ngân

hàng

Người cho vay chuyên nghiệp

Chủ thuê LĐ 6 5 3 3 2

LĐ tự do 2 1 0 1 1

LĐ làm thuê 3 7 4 2 0

Tổng cộng 11 13 7 6 3

(Kết quả nghiên cứu của đề tài) Theo bảng 5.1.2.1, ngoài nguồn tài chính của bản thân, các nguồn tín dụng để các chủ hộ huy động vốn khá phong phú bao gồm cả chính thức: ngân hàng và phi chính thức: gia đình, bạn bè, và cho vay chuyên nghiệp “Cần tổng vốn khoảng 80 triệu, gia đình, người thân, bạn bè cho vay không lãi được trên 40 triệu, mình

đi vay bên ngoài phải trả lãi một ít” (BBPVS 5, 25 tuổi, kinh doanh giấy phế liệu,

chủ thuê LĐ), “một ngày bán hàng vốn cần khoảng 7, 8 trăm, người ta bỏ hàng cho mình bán hôm nay, mai mới thu tiền. Nhưng vốn đầu tư ban đầu như bàn ghế, chén đũa,…khoảng mấy triệu, không có tiền mua liền thì vay góp của những người

cho vay chuyên ngiệp ở chợ mua, trả tiền lời” vì “gia đình, anh em không ai có

dư” (BBPVS 4, 46 tuổi, bán đồ ăn sáng, chủ thuê LĐ).

Chúng ta nhận thấy rằng, hầu hết những NLĐ khu vực kinh tế phi chính thức được sự hỗ trợ lớn từ nguồn tín dụng phi chính thức là bạn bè, đặc biệt là từ gia đình, 13/27 người nhận được sự hỗ trợ vốn tài chính từ gia đình, thậm chí gần như hoàn toàn “Nói chung lúc đó (khởi nghiệp) vốn thì lúc nào cũng cần hết, cần vốn để sắm thêm máy móc thôi. Mình chưa đủ tiền thì mình sắm dần dần, lúc đầu chỉ có máy may thôi, sau này cần thêm máy vắt sổ, máy nút, máy khuy gì đó muốn sắm đầy đủ phải cả trăm triệu. Không đủ tiền, nên mình mượn anh em trong gia đình, ví dụ anh em trong gia đình có dư thì cho mượn 1 chỉ 2 chỉ, tất cả được khoảng 1 cây 2 cây, là anh em trong gia đình giúp đỡ lẫn nhau - không phải trả lời, không có mượn ngân hàng hay chỗ nào đó đóng lời; sau này phường nó mới

có chương trình cho vay vốn để phát triển ngành nghề, được 5triệu mua cái máy

nổ này thôi” (BBPVS 1, 51 tuổi, may gia công, chủ thuê LĐ).

Không chỉ huy động vốn tài chính trong sản xuất kinh doanh, NLĐ khu vực phi chính thực còn vay vốn từ các nguồn phi chính thức để cải thiện cuộc sống, chỉnh trang nhà ở “anh làm nhà thiếu khoảng 30%, vay của anh em, bạn bè, gia đình, trong gia đình nội ngoại, không mất lãi. Một số người sợ đồng tiền trượt giá cho vay vàng, một số người cho vay tiền mặt khoảng hai ba chục triệu. Thực ra thì tiền hay là vàng thì mình cũng không quan trọng lắm, nó lên xuống hay không là do giá cả thị trường thôi chứ không ai lại muốn người ta vay tiền rồi lại chuyển sang vàng lên cao quá, mình cũng không muốn nó xuống thấp quá thì người ta thiệt đi. Anh sợ vay có lãi lắm” (BBPVS 9, 35 tuổi, lái xe, LĐ làm thuê).

Sự giúp đỡ dù với số tiền không lớn nhưng thực sự có ý nghĩa tạo tiền đề để NLĐ an cư lạc nghiệp: giảm chi phí vì không có lãi phát sinh, tạo tâm lý thoải mái, giảm thiểu những rủi ro. Điều gì đã khiến cho gia đình, họ hàng sẵn lòng giúp đỡ NLĐ khu vực phi chính thức về tài chính? Đó chính là sợi dây tình cảm, trách nhiệm của những người chung huyết thống. Phần lớn sự hỗ trợ vốn từ gia đình, bạn bè hầu như không có lãi suất, sự giúp đỡ xuất phát từ những chuẩn mực/giá trị hấp thu, nhưng trong cuộc sống luôn tồn tại cán cân cho- nhận “Bà con cho mình mượn tiền không lấy lời thì cái nghĩa của mình đối với cái người đó nhiều, cao hơn nữa, dài dài hoài. Còn cái người mà lấy lời thì xong việc, mình cũng đáp nghĩa là xong, còn cái này cứ nhớ ơn hoài. Thường là cái đó là quan trọng nhất

mình cũng nhờ người ta thì mình mới có điều kiện để làm ăn”(BBPVS 2, 58 tuổi,

may gia công, chủ thuê LĐ). Sự trao đổi qua lại, tức sự đền ơn, uống nước nhớ nguồn lại trở thành một thứ chuẩn mực, nguyên tắc mà con người phải tuân theo như một thứ giá trị hấp thu trong cách đối xử của mình. Nó trở thành quy luật cuộc sống.

Những mối quan hệ mạnh, thường xuyên gặp gỡ như gia đình, bạn bè trợ giúp nhiều hơn những mối quan hệ yếu. Với những mối quan hệ yếu tạo niềm tin - vốn xã hội thông qua cam kết khi vay vốn “đối với những người mà mình quen

biết, người ta tin tưởng mình thì không cần làm giấy tờ cam kết, còn với những người mới quen biết, người ta chưa tin tưởng mình, độ tin cậy chưa có thì tất

nhiên phải làm giấy” (BBPVS 5, 25 tuổi, kinh doanh giấy phế liệu, chủ thuê LĐ)

thậm chí những chuẩn mực quy định ngầm mà không ai dám phá bỏ “mấy người cho vay chuyên nghiệp (vay của mấy người này 1 triệu, 1 tuần trả 1,2 triệu) cũng không cần biết nhà mình ở đâu, mình cũng không biết nhà người ta ở đâu nữa nhưng mình vay đúng hẹn mình phải trả cho người ta thôi, mình thử giựt người ta một cái xem, người ta tới tận nhà mình luôn đấy - vậy mới hay chứ. Mình sợ nó thôi chứ nó đâu có sợ mình nó bỏ tiền cho mình vay mà, nó biết hết mình hay bán ở đâu rồi biết khi nào mình có tiền nó hỏi, chứ sáng ra đi bán hay 5- 6 giờ chiều

nó biết lúc đó mình mới đi bán thì nó cũng không có hỏi tiền” (BBPVS 6, 48 tuổi,

bán vé số - LĐ tự do).

Khi tiết kiệm có dư, nguồn tiết kiệm trở thành nguồn vốn tài chính để NLĐ tiếp tục đầu tư. Theo kết quả khảo sát, trong số những người chủ SXKD co thuê mướn lao động, có 9/10 trường hợp sử dụng số tiền bản thân tích lũy đầu tư sinh lời “vốn mình thì trong gia đình thì không bao giờ có nhiều, cứ có bao nhiêu thì mua thêm hàng bấy nhiêu, ngày bán được bao nhiêu thì mình cũng lấy thêm, mình

nối vào” (BBPVS 7, 32 tuổi, bán tạp hóa, tự tạo việc làm). Với tâm lý cẩn trọng và

chắc chắn của những người buôn bán nhỏ, phần lớn NLĐ tự do chỉ huy động vốn tài chính từ các nguồn tín dụng phi chính thức dù nguồn vốn cung cấp không lớn nhưng có lợi thế lãi suất thấp đặc biệt là không lãi suất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu những vấn đề an sinh xã hội của người lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức tp.hcm (Trang 154)