Dẫn lại theo Viện khoa học thống kê (2010).Sđd Tr

Một phần của tài liệu những vấn đề an sinh xã hội của người lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức tp.hcm (Trang 87)

KVPCT có cả khu vực thành thị lẫn nông thôn và lao động thuộc KVPCT ở nông thôn nhiều hơn thành thị (chiếm 66,9%). Tuổi bình quân của lao động KVKTPCT giống với tuổi bình quân của lao động nói chung. Tỷ lệ lao động nữ trên 48% trong KVKTPCT, thấp hơn so với tỷ lệ chung (49,4%). KVKTPCT có tỷ lệ chủ hộ cao nhất. Trình độ học vấn của lao động KVKTPCT tương đối thấp so với lao động ở các khu vực khác. 15,7% số lao động có trình độ phổ thông trung học trở lên. Trong khi đó tỷ lệ trình độ học vấn này ở khu vực kinh tế nhà nước là 79,3%, khu vực doanh nghiệp nước ngoài là 51,8%.

Bảng 4.3.Cơ cấu việc làm theo khu vực thể chế và nhóm ngành kinh tế ở Việt Nam (%)

Khu vực thể chế Nông nghiệp Công nghiệp và xây dựng Thƣơng mại Dịch vụ Chung Khu vực Nhà nước - 23,3 2,9 73,8 100 DN nước ngoài - 86,7 3,5 9,7 100 DN trong nước - 63,4 15,9 20,6 100 Hộ SXKD chính thức - 26,7 43,9 29,4 100 Khu vực KTPCT - 42,8 30,9 26,3 100

Khu vực nông nghiệp 100 - - - 100

Toàn quốc 100 40,2 22,0 35,7 100

Nguồn: Điều tra LĐ&VL 2007, TCTK34

Ở cấp quốc gia, xét theo cơ cấu việc làm theo nhóm ngành kinh tế: 42,8% số lao động thuộc KVKTPCT làm trong ngành công nghiệp và xây dựng; thương mại (30,9% )và dịch vụ (26,3%).

Bảng 4.4. Việc làm của lực lƣợng lao động theo khu vực thể chế

Khu vực thể chế Hà Nội TP. Hồ Chí Minh

Số việc làm chính Cơ cấu (%) Số việc làm chính Cơ cấu (%) Khu vực Nhà nước 452 200 28,6 625 119 19,7 DN nước ngoài 72 900 4,6 211 292 6,7 DN trong nước 222 800 14,1 600 291 18,9 Hộ SXKD chính thức 137 300 8,7 554 119 17,,5 Khu vực KTPCT 473 200 29,9 1 044 000 32,9

Khu vực nông nghiệp 209 100 13,2 110 525 3,5

Chung 1 582 500 100,0 3 175 400 100,0

Nguồn: Điều tra LĐ&VL 2007, TCTK35

Trên địa bàn TP.HCM, theo Điều tra Lao động và việc làm năm 2007, có 3.175.400 việc làm, trong đó 1.044.000 việc làm thuộc khu vực KTPCT. So sánh với thành phố Hà Nội cho thấy: ở Hà nội có 473.000 việc làm thuộc KVPCT. Như vậy, KVKTPCT tại TP. HCM thu hút 33% tổng số lao động và 43% việc làm phi nông nghiệp. Tại Hà nội KVPCT thu hút 30% tổng số lao động và 52% việc làm phi nông nghiệp.

Bảng 4.5. Cơ cấu hộ SXKD theo ngành kinh tế Ngành kinh tế Hà nội TP. Hồ Chí Minh Số hộ SXKD Tỷ trọng hộ SXKD có đăng kí KD (%) Số hộ SXKD Tỷ trọng hộ SXKD có đăng kí KD (%) Công nghiệp và xây dựng 66.028 11,6 201.741 18,8

Thương mại 169.003 29,1 381.390 36,7

Dịch vụ 163.824 12,7 421.933 18,5

Chung 398.855 19,5 1.005.065 25,4

Nguồn: Điều tra hộ SXKD và khu vực KTPCT36

Thành phố Hồ Chí Minh có 750.000 hộ SXKD thuộc khu vực KTPCT, chiếm 75% tổng số hộ SXKD. Các hộ SXKD phi chính thức chủ yếu tập trung vào ngành thương mại và dịch vụ. Hoạt động kinh doanh dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất, khoảng 45% số hộ SXKD (chủ yếu là hoạt động kinh doanh ăn uống, sửa chữa và vận chuyển). Khu vực dịch vụ là nguồn cung cấp việc làm quan trọng nhất ở TP. Hồ Chí Minh: 42% tổng số lao động. Hoạt động kinh doanh thương mại chiếm tỷ trọng lớn thứ hai: 32% số hộ kinh doanh phi chính thức. Số hộ SXKD hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm 1/5 tổng số hộ SXKD; số lao động trong ngành này chiếm tới 30%.

Người lao động trong KVKTPCT làm việc trong hầu hết các ngành kinh tế: trong đó các ngành chiếm tỷ lệ cao như bán buôn (28,8%), dệt may (11,8%), xây dựng (7,3%)…Tại thành phố Hồ Chí Minh cũng như tại các đô thị lớn khác, KVKTPCT đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, phân phối. Khu vực kinh tế này là một nguồn cung ứng thực phẩm, hàng hóa nhanh, rẻ, tiện lợi.trong các quán cóc bên vỉa hè, những gánh hàng rong. Các dịch uốn tóc,

cắt tóc, làm đẹp, sửa chữa nhỏ trong gia đình như điện nước, vận chuyển bình dân bằng xe ôm… đều do những người lao động trong KVKTPCT cung cấp.

Theo báo cáo về tình hình lao động việc làm của UBND TP.HCM, trong 6 tháng đầu năm 2012 thành phố có hơn 70.000 người lao động đăng ký thất nghiệp, tăng hơn 22.000 người so với cùng kỳ năm 2011. Nguyên nhân số lượng người thất nghiệp tăng cao là do số lượng các doanh nghiệp giải thể tăng, dẫn đến có thêm nhiều lao động mất việc làm. KVKTPCT phát huy vai trò tích cực trong việc giải quyết việc làm cho số lao động bị mất việc do tác động của khủng hoảng kinh tế, giúp ổn định an sinh – xã hội. Điều này có ý nghĩa rất lớn cho người lao động, là giải pháp quan trọng giúp giảm bớt gánh nặng cho xã hội khi số lao động buộc phải thôi việc tăng lên. Ở thành thị, những người lao động bị mất việc, bị dạt ra từ khu vực kinh tế chính thức, kể cả khu vực có vốn đầu tư nước ngoài sẽ được giải quyết việc làm tạm thời ở khu vực phi chính thức. Tại Việt Nam cũng như trong nhiều quốc gia đang phát triển khác, tỉ lệ thất nghiệp không phải là chỉ tiêu thích đáng để đo lường những biến động trên thị trường lao động: do không có bảo hiểm thất nghiệp, không ai có thể ở trong tình trạng thất nghiệp và gần như tất cả mọi người phải đi làm dù với thu nhập rất thấp ở KVKTPCT. Tại thị trường lao động TP.HCM, thời gian thất nghiệp của lao động khá ngắn, đặc biệt là thanh niên. Chiếm tỷ lệ nhiều nhất là những người có thời gian thất nghiệp dưới một năm (44,44%). Số người thất nghiệp từ 1 – 2 năm là 33,33%, và số người thất nghiệp từ 2 – 3 năm khoảng 10%. Khu vực phi chính thức ở đây khá lớn và là lưới đỡ tốt cho người lao động.37

Khi khủng hoảng kinh tế, các doanh nghiệp thuộc khu vực chính thức bị phá sản hoặc cắt giảm nhân công, người lao động buộc phải chuyển sang KVPCT, giúp tỷ lệ thất nghiệp duy trì mức thấp, cải thiện về điều kiện lao động, với thu nhập tăng đáng kể.

Một phần của tài liệu những vấn đề an sinh xã hội của người lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức tp.hcm (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)