Tham gia BHXH của ngƣời lao động

Một phần của tài liệu những vấn đề an sinh xã hội của người lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức tp.hcm (Trang 125)

Biểu đồ 4.21: Lý do không sử dụng thẻ Bảo hiể my tế

4.3.2.Tham gia BHXH của ngƣời lao động

Số người tham gia BHXH không đáng kể. Chỉ có 2,5% (15 người) có tham gia bảo hiểm xã hội; trong đó phần lớn là BHXH bắt buộc (73.3%).

Bảng 4.24: Hình thức mua bảo hiểm xã hội

Tần số % cột % có giá trị Hình thức BHXH Tần số Tự nguyện 4 .7 26.7 Bắt buộc 11 1.9 73.3 Tổng 15 2.5 100.0

Không mua bảo hiểm XH 585 97.5

Tổng chung 600 100.0

Nguồn: Cuộc điều tra người lao động trong KVKTPCT vào tháng 9 và tháng 10-2012 của đề tài.

Tham gia BHXH là trách nhiệm của cả người sử dụng lao động lẫn người lao động. Luật BHXH đã có nhưng chế tài chưa chặt chẽ, công tác kiểm tra đóng BHXH cho người lao động tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh còn gặp nhiều trở ngại. Đối với chủ lao động, nếu không đóng BHXH cho người lao động họ giảm được một khoản chi không nhỏ. Vai trò của BHYT và BHXH là giảm thiểu những tổn thất cho người tham gia. Nhưng đối với người lao động không có bảo hiểm xã hội là một thiệt thòi lớn. Bệnh tật, tai nạn bất ngờ trong khi lao động thường xảy ra và người lao động không có gì để phòng tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất. Về

mặt lí thuyết, người lao động và chủ lao động bỏ ra rất ít chi phí ban đầu (lao động không hợp đồng, hoặc chỉ thỏa thuận miệng về việc làm, thu nhập) cho sự hợp tác với nhau cho nên động cơ và sự hợp tác với nhau cũng thấp. Người sử dụng lao động khi chọn người lao động để hợp tác làm việc cũng chỉ dựa vào một số yếu tố cá nhân như thật thà, chăm chỉ. Sự hợp tác giữa hai bên sẽ khó lâu bền nếu như về lâu về dài không tăng cường các chi phí bổ sung cho mối quan hệ đó. Đặc biệt khi tình hình kinh tế khó khăn, người lao động chịu nhiều sức ép về giá cả, chi phí ăn, ở, học tập, vui chơi giải trí đều tăng. Người sử dụng lao động không tăng lương để bù đắp những chi phí do thị trường thay đổi, đôi khi thậm chí còn nợ lương người lao động. Sự hợp tác giữa người lao động và chủ lao động vốn đã lỏng lẻo lại càng dễ đổ gãy trong bối cảnh như vậy. Lợi ích hợp tác không tăng lên dễ dẫn đến những hành động tiêu cực như bỏ việc, tranh chấp về quyền. Người sử dụng lao động lợi dụng kẽ hở của Luật BHXH để trốn đóng BHXH hoặc chỉ đóng BHXH tượng trưng cho một số người lao động.

Hiện nay các quy định về tiền lương chưa làm rõ được đâu là các khoản phụ cấp có tính chất lương để làm căn cứ thu BHXH. Theo Vụ BHXH, Bộ LĐ-TB-XH cho biết có khoảng 62% số doanh nghiệp trong cả nước chỉ tham gia BHXH cho NLĐ bằng hoặc cao hơn lương tối thiểu chút đỉnh.43 Theo quy định hiện hành, mức trợ cấp hưu trí không được thấp hơn lương tối thiểu. Vì vậy, nếu chủ lao động lách luật, nếu có đóng BHXH cho người lao động thì chỉ đóng bằng mức lương tối thiểu. Như vậy sẽ thiệt thòi cho người lao động khi tính lương hưu.

Khi được hỏi lý do vì sao không tham gia đóng BHXH cho người lao động, chủ lao động cho rằng những thủ tục liên quan đến giấy tờ rất phức tạp, và mối lo ngại chủ yếu của chủ lao động là liên quan đến các thủ tục hành chính. Vì vậy, họ chỉ muốn thuê mướn những người lao động chấp nhận với mức lương thỏa thuận mà

43

Nam Dương. “Chính sách chưa khuyến khích NLĐ”, báo Người lao động ,ngày/3/2011.

không cần phải tạo điều kiện cho người lao động tham gia BHXH “Lương như thế, cho chỗ ăn chỗ ở như vậy mà không có bảo hiểm gì hết đồng ý thì làm, không thì có thể đi nơi khác. Tui ghét đụng đến mấy ông hành chính lắm, tui chỉ mướn một người mà không thích làm thủ tục hành chính mệt mỏi lắm, thích thì làm không thì

thôi. Không ràng buộc gì hết” (PVS chủ lao động số 7, nữ, 45 tuổi, kinh doanh

phòng trọ cho thuê).

Chính sách của Nhà nước về Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế hiện nay khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia. Nhưng xảy ra tình trạng tham gia bảo hiểm thấp ở người lao động khu vực kinh tế phi chính thức là vì những lý do sau:

* Không tham gia bảo hiểm vì thu nhập thấp, không có tiền để đóng hoặc mua (54%), “vì có muốn mua lương cũng không có đủ”. Một bộ phận người lao động cho biết họ không muốn tham gia bảo hiểm vì chưa tin tưởng (17,9%), “trong suy nghĩ của họ, họ sợ lừa đảo. Chính vì vậy, thuyết phục người lao động tham gia bảo hiểm khó lắm”. (Nam, 25 tuổi, giữ xe - Biên bản PVS số 9)

Người lao động “chưa thực sự hiểu biết về chính sách, chế độ” (30,4%), không biết đến Bảo hiểm xã hội, “bận quá không có thời gian tìm hiểu”, hoặc họ có đóng Bảo hiểm xã hội nhưng thực sự “chỉ biết sơ sơ” những quyền lợi có được khi đóng Bảo hiểm xã hội. Có người băn khoăn khi tham gia Bảo hiểm xã hội tại công ty tư nhân không biết sau này có lấy được tiền hay không.

*Không tham gia Bảo hiểm xã hội “vì thủ tục rườm rà”; thanh toán chế độ phức tạp (8,1%); “nhược điểm đa số do dịch vụ chưa tốt, kể cả bảo hiểm y tế và BHXH, khi mà chuyển công việc mới thì nhận khoản trợ cấp thất nghiệp rất khó khăn” (Nữ, 23 tuổi, nhân viên bán hàng). Thường thì tâm lý của con người mình nơi nào khó quá thì người ta ít khi tới. Nếu như có nhiều chính sách cho người lao động thì tốt nhưng mà vấn đề là giải quyết nó phải nhanh gọn, không gây rườm rà, khó dễ với người lao động. Có lẽ người ta sẽ ủng hộ nhiều hơn.”(Nam, 28 tuổi, bảo vệ).

Theo mình thì mình thấy mấy cái chính sách này có là rất chi là tốt, nhất là mấy cái bảo hiểm nhưng mà cái khâu để giải quyết vấn đề bảo hiểm này thì rất nhiều khó khăn, quá nhiều thủ tục và quá nhiều giai đoạn. Ví dụ như bảo hiểm xe máy khi có tai nạn thì có bao giờ thấy bảo hiểm tới, khi giải quyết thì rất chi là dài. Thường thì tâm lí của con người mình nơi nào khó quá thì người ta ít khi tới. Nếu như có nhiều chính sách cho người lao động thì tốt nhưng mà vấn đề là giải quyết nó phải nhanh gọn, không gây rườm rà, khó dễ với người lao động. Có lẽ người ta

sẽ ủng hộ nhiều hơn.”(Nam, 28 tuổi, bảo vệ-Biên bản TLN số 4)

*Tình trạng việc làm không ổn định.

Người lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức thường xuyên thay đổi công việc, thay đổi nơi làm việc, tỷ lệ người lao động tự tạo việc làm cao cũng ảnh hưởng đến tham gia Bảo hiểm xã hội, do “không có tổ chức đảm bảo cho việc tham gia” (3,6%).

* Hợp đồng lao động lỏng lẻo và chủ lao động né tránh đóng bảo hiểm.

Về mặt lý thuyết, trong khu vực kinh tế phi chính thức, người lao động và chủ lao động bỏ ra rất ít chi phí ban đầu (lao động không hợp đồng, hoặc chỉ thỏa thuận miệng về việc làm, thu nhập) cho sự hợp tác với nhau cho nên động cơ và sự hợp tác với nhau cũng thấp. Người sử dụng lao động khi chọn người lao động để hợp tác làm việc cũng chỉ dựa vào một số yếu tố cá nhân như thật thà, chăm chỉ. Sự hợp tác giữa hai bên sẽ khó lâu bền nếu như về lâu về dài không tăng cường các chi phí bổ sung cho mối quan hệ đó. Đặc biệt khi tình hình kinh tế khó khăn, người lao động chịu nhiều sức ép về giá cả, chi phí sinh hoạt gia đình tăng mà người sử dụng lao động không tăng lương, thậm chí còn nợ lương người lao động. Quan hệ giữa người lao động và chủ lao động vốn đã lỏng lẻo lại càng dễ đổ gãy trong bối cảnh như vậy.

Người sử dụng lao động cũng lợi dụng kẽ hở của Luật Bảo hiểm xã hội để lách luật, né tránh hoặc chỉ đóng Bảo hiểm xã hội tượng trưng cho một số người lao

động. Cụ thể, theo Luật Bảo hiểm xã hội thì tiền hàng tháng đóng Bảo hiểm xã hội căn cứ theo mức tiền lương, tiền công ghi trên hợp đồng lao động. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp tìm mọi cách khai mức lương thấp, thậm chí có doanh nghiệp chỉ tham gia đóng Bảo hiểm xã hội cho người lao động theo mức lương tối thiểu. “Mức lương chủ trả cho mình là 3 triệu, nhưng thực chất khi mình nghỉ hay gì đó thì trong giấy tờ chỉ ghi có 1,5 triệu thôi” (Nguyễn Thị T., nữ, 41 tuổi, nấu ăn-Biên bản PVS số 7).

Trong KVKTPCT, số người lao động chưa có điều kiện tham gia BHXH và BHYT còn rất lớn. Trách nhiệm xã hội của các cơ sản xuất, kinh doanh chủ yếu không được thực hiện theo kênh chính thức, không có sự ràng buộc nhất định và phụ thuộc hoàn toàn vào người sử dụng lao động. Người lao động chịu nhiều thiệt thòi về lợi ích khi làm việc.

Một phần của tài liệu những vấn đề an sinh xã hội của người lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức tp.hcm (Trang 125)