Mai Ngọc Cường (chủ biên) sđd tr 61-62.

Một phần của tài liệu những vấn đề an sinh xã hội của người lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức tp.hcm (Trang 53 - 55)

hiện đại hóa phổ quát. Theo quan điểm này, sự tiến triển của hệ thống đảm bảo xã hội hiện đại, đi kèm với công nghiệp hóa và hiện đại hóa tư bản chủ nghĩa, đồng thời vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của việc suy yếu các quan hệ ruột thịt và láng giềng, khiến cho tiềm năng tự giúp của các nhóm xã hội sơ cấp bị xói mòn, các nhu cầu trợ giúp tăng lên và phần lớn các chức năng bảo đảm xã hội chuyển vào tay Nhà nước. Đóng góp của khuynh hướng này là chỉ ra những đường hướng lịch sử lớn và các mối liên hệ phụ thuộc chức năng cơ bản. Nhưng nó không nhấn mạnh đến tác động của yếu tố chính trị đối với chính sách xã hội cụ thể và giải thích những khác biệt quốc tế trong chính sách xã hội.

- Khuynh hướng phân tích kinh tế học chính trị mác xít mới ở các nước phương

Tây tập trung vào việc làm rõ cấu trúc và các vấn đề của hệ thống chính sách xã hội các nước tư bản chủ nghĩa cũng như cách thức mà hệ thống này đang sử dụng để giải quyết những vấn đề của nó. Giống như trường phái E. Durkheim, nó quan tâm đến các mối liên hệ chức năng cơ bản của hệ thống xã hội, nhấn mạnh đến các biến số kinh tế, chính trị và xã hội của chính sách xã hội.

-khuynh hướng thứ ba đặt trọng tâm vào việc giải thích những khác biệt quốc tế và lịch sử trong chi tiêu xã hội dựa vào việc nhấn mạnh tính quyết định của các biến số kinh tế, xã hội và nhân khẩu, trong khi xếp biến số chính trị vào hàng hai hoặc bị xem nhẹ. Các công trình thuộc trường phái này mang nhiều tính thực nghiệm, chẳng hạn một số tác giả đã phân tích khá thuyết phục mối tương quan mạnh giữa phát triển chính sách xã hội với tăng trưởng kinh tế và cơ cấu nhân khẩu. Thế nhưng việc nó xem nhẹ biến số chính trị khiến cho trường phái này không giải thích được những khác biệt trong chính sách ở những nước mà điều kiện kinh tế và nhân khẩu tương đồng nhau.

- Khuynh hướng thứ tư, cũng mang nhiều tính thực nghiệm, là khuynh hướng

phân tích thiết chế chính trị, nó nhấn mạnh ảnh hưởng của biến số chính trị (các

thiết chế, tổ chức, quyết định chính trị; phân bố quyền lực; các giai cấp, nhóm và tác nhân chính trị…) đến những biến đổi của chính sách xã hội. Trường phái này đôi khi còn gọi là phân tích thiết chế-chính trị mở rộng, khi nó kết hợp phân tích

thiết chế-chính trị với phân tích xã hội học chính trị. Các tác giả theo khuynh hướng này chú trọng nghiên cứu so sánh quốc tế: giải thích những khác biệt trong chính sách xã hội cụ thể của các nước hoặc các nhóm nước. Phương pháp phân tích này khá thích hợp để giải thích những biến đổi chính sách xã hội ở các nước công nghiệp phát triển phương Tây những năm sau chiến tranh thế giới thứ hai. Không một trường phái nào một mình có thể giải thích đầy đủ mọi vấn đề mà thực tiễn chính sách xã hội đặt ra. Ở trình độ nghiên cứu quốc tế hiện nay về chính sách xã hội, cách thức thích hợp và phổ biến hiện nay là người ta thường tiến hành những công trình có tính kết hợp để phân tích thực tế chính sách xã hội một cách đa biến số. Chúng đóng góp nhiều vào việc xây dựng các hệ thống chỉ báo chính sách xã hội rất bổ ích cho các nhà quản lý và nghiên cứu. 24

Trong đề tài vận dụng lý thuyết về thái độ như “một tổ chức niềm tin tương đối bền bỉ xung quanh một đối tượng hay một tình huống khiến người ta phản ứng lại theo một kiểu ưu tiên nào đó” 25

Trong đề tài chúng tôi sẽ chú ý cách tiếp cận cá nhân luận, chú ý đến thân phận, cuộc đời của người lao động đồng thời hiểu an sinh xã hội là quyền của con người, và người lao động có ý thức được quyền đó hay không, và từ phía Nhà Nước có tạo điều kiện, trao quyền đó cho người lao động hay không?

2.2.2. Lý thuyết mạng lƣới xã hội

Mạng lưới xã hội là một tập hợp các mối quan hệ giữa các thực thể xã hội (các actor).Các thực thể xã hội bao gồm: cá nhân, các nhóm xã hội, tổ chức xã hội, thiết chế, công ty, xí nghiệp, các quốc gia…Các mối quan hệ giữa những người hành động có thể mang nhiều nội dung khác nhau: sự tương trợ, trao đổi thông tin, trao đổi hàng hóa, trao đổi các dịch vụ….

Một phần của tài liệu những vấn đề an sinh xã hội của người lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức tp.hcm (Trang 53 - 55)