vấn đề và triển vọng phát triển“, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 6 (94)- 2009. Tr 23-34
Theo Đại hội XVII Đảng Cộng sản Trung quốc, hệ thống an sinh xã hội của nước này là một hệ thống nhiều tầng lớp, bao gồm ba trụ cột chính là bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã hội, phúc lợi xã hội, với đặc điểm chính là chính phủ cưỡng chế thực thi, diện bao phủ rộng và đảm bảo đời sống cơ bản.
Hệ thống an sinh xã hội Trung quốc có hai thời kỳ chính: 1949-1978 và 1978 đến nay. Thời kỳ 1949-1978 có bốn khuyết tật chính: phạm vi bao phủ hẹp, cấp độ bảo hiểm đơn nhất, thiếu sự chăm lo của toàn xã hội và các hạng mục bảo hiểm chưa đầy đủ.
Cơ chế quản lí hệ thống an sinh xã hội khắc phục quản lý hành chính nhiều cửa, thiếu sự điều tiết vĩ mô; lẫn lộn giữa chế độ chính sách và tổ chức thực hiện; thiếu cơ chế theo dõi, giám sát có hiệu lực.
Giai đoạn hiện nay, hệ thống an sinh xã hội phạm vi bao phủ chuyển đổi từ mô hình đơn nhất Nhà Nước sang mô thức nhiều cấp độ, hạ mức bảo hiểm quá cao xuống mức bảo hiểm cơ bản để đạt tới yêu cầu của an sinh xã hội là mức chi thấp, diện bao phủ rộng.
Bài học rút ra cho kinh nghiệm rút ra cho Việt nam:
- xây dựng hệ thống an sinh xã hội thích ứng với nền KTTT Xã hội chủ nghĩa; Khung bậc cơ bản gồm ba nguồn chi trả chủ yếu: các hạng mục do Nhà nước chi trả; những hạng mục do ba bên cùng đảm nhiệm ( Nhà nước, xí nghiệp và cá nhân); kết hợp các hình thức an sinh của xí nghiệp và hình thức an sinh mang tính chất tích góp của cá nhân.
- Bảo hiểm xã hội với năm loại hình chính: bảo hiểm dưỡng lão, thai sản, tai nạn, thất nghiệp; hệ thống phúc lợi xã hội với các loại hình chính là cứu tế, cứu trợ, trợ cấp xã hội; hệ thống ưu đãi xã hội có các hình thức: ưu đãi, trợ cấp xã hội đối với những người có công với đất nước.
- Đối tượng và diện bao phủ: mọi người dân trên lãnh thổ quốc gia. - Xây dựng hệ thống an sinh toàn diện ở nông thôn
9. Trịnh Duy Luân, „Góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tổng thể ở nƣớc ta hiện nay“, tạp chí Xã hội học, số 1 (93), 2006, tr. 9.
Về kinh nghiệm xây dựng hệ thống an sinh xã hội tại Việt Nam, tác giả Trịnh Duy Luân cho rằng cần bắt đầu từ trợ giúp xã hội với tiêu chuẩn thấp nhất của an sinh xã hội, dần dần xây dựng đầy đủ hơn các hạng mục của hệ thống bao phủ rộng
rãi tới mọi người. Xu hướng chung là sẽ giảm vừa phải gánh nặng của chính phủ , phát huy vai trò của bảo hiểm thương mại“
10. Đề tài “Bƣớc đầu khảo sát mô hình tổ chức chính sách, cơ chế hoạt động của BHYT Việt Nam và một số nƣớc trên thế giới”. 10
Đề tài khảo sát khái niệm BHYT và đưa ra năm vai trò chính của BHYT:
- đảm bảo quyền lợi về chăm sóc y tế và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người tham gia BHYT khi họ bị ốm đau, bệnh tật.
- Người tham gia BHYT được chia sẻ gánh nặng tài chính cá nhân khi sử dụng dịch vụ y tế
- BHYT góp phần giảm gánh năng tài chính cho ngân sách Nhà nước, tạo nguồn tài chính ổn định cho chăm sóc sức khỏe.
- BHYT góp phần thực hiện công bằng xã hội trong lĩnh vực y tế và tái phân phối thu nhập giữa mọi người.
- BHYT nâng cao tính cộng đồng và gắn bó giữa các thành viên trong xã hội. Đề tài tổng quan chính sách BHYT ở một số nước trên thế giới như ở Đức, Mỹ, Hàn Quốc, Pháp,Nhật Bản và Thái Lan.
Các nghiên cứu thực nghiệm
1. “ Nghiên cứu mở rộng đối tƣợng tham gia bảo hiểm xã hội đối với ngƣời lao động tự tạo việc làm“, do Trung tâm nghiên cứu khoa học bảo hiểm xã hội Việt Nam tiến hành năm 2002. Về nội dung, đề tài quan tâm đến đặc điểm của lao động tự tạo việc làm, thực trạng về lao động tự tạo việc làm ở nước ta và bảo hiểm xã hội đối với lao động tự tạo việc làm. Nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu tham gia, sự hiểu biết về BHXH của người lao động tự tạo việc làm. Đề tài đưa ra một số nguyên nhân người lao động chưa muốn tham gia bảo hiểm xã hội:
• Tự đảm bảo cuộc sống của bản thân: : 50,85% • Điều kiện sống còn quá khó khăn, chưa thể tham gia: 46,30%
10 http:// khodetai.com/Buoc-dau-khao-sat-mo-hinh-to-chuc-chinh -sach-co-che-hoat-dong cua-bao-hiem-y-te-Viet-nam-va-mot-so-nuoc-tren-the-gioi c 51499.html. te-Viet-nam-va-mot-so-nuoc-tren-the-gioi c 51499.html.
• Chưa biết chính sách BHXH sẽ như thế nào: 38,65% • Chính sách BHXH chưa hấp dẫn: 36,15% Đề tài sử dụng phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp.
Đề tài quan tâm đến người lao động tự tạo việc làm - một bộ phận người lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức, trong khi đó nghiên cứu của chúng tôi quan tâm đến các nhóm người lao động khác nữa trong khu vực kinh tế này.
Về nội dung, chúng tôi quan tâm đến ASXH chứ không chỉ bảo hiểm xã hội- một bộ phận cấu thành của ASXH. Về phạm vi, chúng tôi chỉ quan tâm đến ASXH của người lao động trong khu vực phi chính thức ở thành phố Hồ chí Minh. Phương pháp chúng tôi sử dụng: phân tích tài liệu sẵn có, điều tra chọn mẫu, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm.
2.Lê Bạch Dƣơng, Đặng Nguyên Anh, Khuất Thu Hồng, Lê Hoài Trung, Robert Leroy Bach, “Bảo trợ xã hội cho những nhóm thiệt thòi ở Việt Nam“, Nxb. Thế giới, Hà Nội, 2005, khảo sát các nhu cầu và những vấn đề có liên quan của ba nhóm xã hội thiệt thòi, dễ bị tổn thương là nông dân nghèo, lao động di cư từ nông thôn ra thành thị, người khuyết tật (cả người có HIV/AIDS); phân tích các chính sách và chương trình bảo trợ xã hội hiện nay ở Việt Nam; những vấn đề nghèo đói ở nông thôn và nhu cầu bảo trợ xã hội của ba nhóm xã hội nói trên đang đối mặt.
Một trong những phát hiện của nghiên cứu này là tình trạng bị gạt ra bên lề do sự xa lánh, cô lập trong xã hội, lao động di cư dễ bị bóc lột, bị kỳ thị, có nguy cơ rơi vào bẫy túng quẫn, nghèo đói ở đô thị; những rào cản và khó khăn đối với nhóm đăng ký tạm trú hoặc không đăng ký có thể làm cho lao động di cư ngần ngại tìm đến bảo trợ chính thức. Sự thiếu vắng những mối quan hệ mang tính thể chế và cộng đồng đối với lao động di cư đến các thành phố lớn.
Về phương pháp, đề tài này sử dụng điều tra chọn mẫu (dữ liệu được thu thập tại 8 tỉnh), phỏng vấn sâu, phân tích tài liệu.
Đề tài này đi vào vấn đề bảo trợ XH, một bộ phận của ASXH, trong khi đó chúng tôi sẽ tìm hiểu cả BHXH, bảo trợ XH, trợ cấp đặc biệt. Khách thể chính chúng tôi quan tâm là người lao động trong khu vực phi chính thức tại TP. HCM trong đó có người di cư tự do đến thành phố và làm việc trong khu vực kinh tế này.
3. Bạch Văn Bảy (1994), Đề tài “Khu vực Không Chính thức tại Thành phố Hồ Chí Minh”, Viện Kinh tế TP.HCM (IER) tr. 37 - 42.