Các cách thức quản lý rủi ro của NLĐ trong cuộc sống

Một phần của tài liệu những vấn đề an sinh xã hội của người lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức tp.hcm (Trang 161 - 166)

b. Nhu cầu và khả năng tham gia các loại dịch vụ an sinh xã hộ

5.2.1.Các cách thức quản lý rủi ro của NLĐ trong cuộc sống

Từ xa xưa, trước những khó khăn, rủi ro trong cuộc sống, con người đã tự khắc phục “tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn”,

Bảng 5.4. Các cách thức quản lý rủi ro của NLĐ khu vực phi chính thức:

Đơn vị tính: trường hợp

Tự tiết kiệm

Tham gia các nhóm/ tổ chức tài

chính

Tham gia Bảo hiểm

Bỏ ống heo Mua Vàng Chơi hụi Gửi ngân hàng BHYT BHXH BH Khác (Prudential) 11 6 8 3 8 1 3 (đã từng)

(Kết quả nghiên cứu của đề tài) Theo bảng 5.4, NLĐ khu vực phi chính thức tự tiết kiệm để phòng ngừa rủi ro bằng cách bỏ ống heo hoặc mua vàng; cách thức tham gia các nhóm/ tổ chức tài

chính, NLĐ ở khu vực này chọn các tổ chức tín dụng phi chính thức (chơi hụi – 8 trường hợp) hơn là các tổ chức tín dụng chính thức (gửi ngân hàng – 3 trường hợp). Chơi hụi một hình thức tín dụng phi chính thức sử dụng mạng lưới xã hội và yếu tố lòng tin (vốn xã hội) của người tham gia để quay vòng vốn lấy lời, tuy không có ràng buộc về pháp lý song thu hút rất đông người tham gia đặc biệt là NLĐ khu vực phi chính thức bởi cách thức tham gia dễ dàng, quy trình thủ tục đơn giản, ngắn hạn và vốn thấp; trên thực tế đã không ít người bị “giật hụi” “dành

dụm đâu cũng được 5, 7 triệu, bị giật 2 lần nên không chơi nữa” (BBPVS 8, 30

tuổi, rửa xe, tự tạo việc làm), vì vậy việc lựa chọn nhóm hụi an toàn là rất cần thiết, thậm chí gửi tiền về quê – nơi có mạng lưới xã hội có mối quan hệ mạnh hơn để tham gia “chị chơi hụi ở quê, hàng tháng đến đợt thì chị gửi về nhờ em chồng đóng dùm, mất cước gửi về ấy thì mình thiệt ấy, nhưng mà tính ra thì mình vẫn có lời. Hụi trong này, nói chung là không tin cậy, đều là người tứ xứ, trước chị có chơi ấy, nhưng mà chơi trong này tiền lời nó không được bao nhiêu, rủ thì có

người thì tin cậy, có người không tin cậy lắm” (BBPVS 7, 32 tuổi, bán tạp hóa, tự

tạo việc làm).

Quản lý rủi ro bằng việc tham gia bảo hiểm, cũng cần phải nói ngay rằng trong 5 trường hợp tham gia BHYT thì có 1 người thuộc diện chính sách được hưởng BHYT, 1 người tham gia BHXH và 3 trường hợp đã từng tham gia bảo hiểm của Công ty Prudential. (Hình thức quản lý rủi ro bằng bảo hiểm sẽ được chúng tôi phân tích kỹ hơn ở phần sau).

Đồng thời, NLĐ khu vực phi chính thức mở rộng mạng lưới xã hội, gia tăng tăng vốn xã hội để thuận lợi trong công việc, họ chấp nhận “trao đổi qua lại”

44 “nhiều khi người ta ngồi người ta uống người ta mua món này kia nữa thì người

ta thiếu mình 2 -3 trăm ngàn, thí dụ nó giờ cho tôi thiếu, thiếu đến 5 ly 10 ly, rồi kia nó lại nó mua tạp hóa, dồn lại một - ba trăm thì dì nhắc khách trả. Khách quen, mình cũng ngại, mình cũng muốn giữ khách, nhiều khi nó thiếu chút đỉnh

44 Xem: Nhà hàng Việt Nam- một hiện tượng về vốn xã hội của người Việt Nam định cư ở Nhật, Hirasawa Ayami, Tạp chí Xã hội học số 1(113), 2011.

zậy đó, như vài ba trăm ngàn thì cũng trả, một số người mướn nhà thì nó đi luôn

thì xù tiền của mình” (BBPVS 2, 65 tuổi, bán tạp hóa, chủ thuê LĐ). Gia tăng vốn

xã hội còn thể hiện ở hỗ trợ nhau qua những hành động rất cụ thể, giản đơn “cho đi” trong đời sống “khó khăn thì ai cũng có, đôi khi chị em giúp đỡ nhau đôi khi thì bằng kinh tế đôi khi bằng sức khỏe, ví dụ đồ đạc trong nhà họ bưng bê cái gì nặng họ không làm được ấy chị có sức khỏe chị giúp 1 tay; kinh tế đôi khi họ thiếu thốn 100-200 mình bán tạp hóa đôi khi mình có ấy thì mình giúp người ta”, và nhận lại “con cái chị đi học, chị nhờ cái anh làm giáo viên ở trường là hàng xóm anh xin cho. Vì ngày trước bà mẹ anh ốm ấy, lần mẹ anh ốm tưởng mất ấy, thì anh chồng chị giúp đưa đi viện cấp cứu ấy, đấy thế cho nên anh em qua lại thân thiết

đấy, thế là anh em qua lại thôi chứ trước cũng không quen biết gì cả”. (BBPVS 7,

32 tuổi, bán tạp hóa, tự tạo việc làm)

Ngoài việc gia tăng vốn xã hội mà cụ thể là tăng sự “trao đổi qua lại”, tuân theo thói lề, phong tục “bán bà con xa, mua láng giềng gần” giữa các thành viên trong cộng đồng, NLĐ khu vực phi chính thức còn quản lý rủi ro bằng cách tham gia vào các tổ chức xã hội.

Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy có 22,2% người được hỏi có tham gia các đoàn thể xã hội, những người tham gia chủ yếu là thường trú tại thành phố.

Bảng 5.5: Tình trạng tham gia các tổ chức chính trị - xã hội

Tần số %

Tham gia Không 467 77.8

Có 133 22.2

Tổng 600 100.0

Nguồn: Cuộc điều tra người lao động trong KVKTPCT vào tháng 9 và tháng 10-2012 của đề tài.

Nghiên cứu định tính cũng cho thấy người lao động KVKTPCT cho thấy một phận người lao động tham gia vào các tổ chức xã hội và có hưởng lợi từ sự tham gia đó.

Bảng 5.6: Sự tham gia của NLĐ khu vực phi chính thức vào các tổ chức xã hội và sự hƣởng lợi từ các tổ chức đó theo hình thức cƣ trú

Đơn vị tính: trường hợp

Tham gia các tổ chức xã hội Hƣởng lợi từ các tổ chức xã hội

Các đoàn thể chính trị - xã hội

Các nhóm xã hội

Vay tài chính Trợ giúp không hoàn lại

Thường trú

TP.HCM 7/13 trường hợp 4/13 trường hợp 4/13 trường hợp 1/13 trường hợp Tạm trú tại

TP.HCM 1/14 trường hợp 2/14 trường hợp 1/14 trường hợp 0/14 trường hợp Tổng cộng 8/27 trường hợp 6/27 trường hợp 5/27 trường hợp 1/27 trường hợp

(Kết quả PVS của đề tài) NLĐ khu vực phi chính thức mở rộng mạng lưới xã hội bằng cách tham gia các tổ chức xã hội, trong đó có 7 trường hợp các đoàn thể chính trị - xã hội như hội LHPN, ban điều hành khu phố, CLB Cựu quân nhân…, 6 trường hợp tham gia các nhóm xã hội như hội từ thiện, các đội/nhóm thể thao và ngoài việc hưởng lợi về tinh thần “Tui vai trò trưởng khu phố thì 1 tháng phường trợ cấp được 500, nhưng 500 thì không đủ tiền xăng đi họp hội, tiền điện thoại này kia cho các tổ trưởng đi họp tổ. Trong khu phố này thì có đến 22 tổ, 1300 hộ dân, hội họp liên tục; 1 tháng họp tới 60 - 70 lần lận. Nói chung cái chi phí đó nó cũng không đủ đâu, nhưng bù lại về mặt tinh thần của mình thì thoải mái lắm. Khi nhàn rỗi mình tham gia công tác xã hội, rồi tham quan, làm công tác dân vận thì nó cũng vui. Bà xã bà nhằn hoài khi nhiều việc không có ai phụ hết, chú mới nói, hồi xưa bà đi ra ngoài chợ đâu có ai biết bà, giờ bà đi ra ngoài người ta biết bà là vợ ông Đức

trưởng khu phố người ta chào hỏi bà, đó là cái niềm vui”, (BBPVS 1, 51 tuổi, may

gia công, chủ thuê LĐ), có bốn trường hợp được các tổ chức này cho vay vốn ưu đãi “ nhà chú vay vốn ưu đãi của hội LHPN và vốn dành cho sinh viên để lo cái

công việc và chuyện học hành cho em” (BBPVS 2, 58 tuổi, may gia công, chủ thuê

LĐ), và 1 trường hợp được nhận trợ cấp không hoàn lại “Mấy năm mà cô thuộc diện xóa đói giảm nghèo, trong thời gian đó thì trong nhà đều được hưởng bao

hiểm hết, rồi mấy năm sau nữa nó cắt hết chỉ còn có 2 vợ chồng thôi, mấy đứa nhỏ không có, phường lúc đó kêu đóng bảo hiểm là 100.000 đồng, nên mới đóng bảo hiểm trong trường không có mua ở nhà, chỉ có 2 đứa cháu ngoại từ khi mẹ nó bệnh đó (nhiễm HIV/AIDS) thì có bảo hiểm Nhà nước nuôi”… “cô vừa cắt u sơ tử cung là nhờ sự giúp đỡ của hàng xóm, tiểu thương rồi bệnh viện ủng hộ tiền viện phí, thuốc men, quan tâm xuống thăm nom và cho quà, phường cho 40kg gạo và

500 ngàn” (BBPVS 6, 48 tuổi, bán vé số, tự tạo việc làm).

Bên cạnh những người cho vay lấy lãi thì vai trò của mạng lưới chính thức như các ngân hàng chính sách xã hội, quỹ xóa đói giảm nghèo, quỹ CEP, quỹ quốc gia giải quyết việc làm, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, các tổ chức, đoàn thể như hội phụ nữ, đoàn thanh niên ngày càng có vị trí quan trọng, được nhiều người lao động hướng đến để vay tiền với lãi suất thấp.

Việc vay vốn tài chính từ các tổ chức xã hội chưa phát huy được hiệu quả, số tiền phát vay ít nên chưa giải quyết được nhu cầu của NLĐ, vì vậy nhiều NLĐ không tiếp cận. Khi hỏi về nguồn vay vốn để thực hiện dự định mở tiệm internet riêng, đơn vị mẫu số 10 cho biết “mặc dù mẹ là người đi thu tiền phát vay của quỹ CEP, nhưng em không có vay vì lãi suất cũng cao, nó ghi là lãi 1% nhưng mà 1%/ 1 tuần trên dư nợ ban đầu chứ không phải là trên dư nợ giảm dần, tính ra lãi suất nó cũng tương đối gần với ngân hàng, được cái nó cho góp và thủ tục nó đơn giản, tiện và nó không cần thế chấp. Còn các nguồn vốn nhẹ hơn thì mình không cần thiết phải sử dụng đến vốn vay. Tại vì nếu có kinh doanh mà mình cần đến số tiền lớn, còn đối với Hội phụ nữ, nhất là mấy hội kia thì chỉ là tính chắc nó cái khoảng, cái vốn của nó khoảng chừng dưới 20 triệu, chứ cũng không có nhiều, mình cần thì mình cần chục triệu, trăm triệu thì cái đó mình vay ngân hàng” (BBPVS 10, 24 tuổi, trông coi tiệm internet).

Lực lượng LĐ nhập cư (tạm trú) vẫn yếu thế trong việc được đảm bảo an sinh xã hội, chỉ có 1 trường hợp duy trì sinh hoạt trong tổ chức chính trị xã hội tại địa phương (quê) và hưởng lợi vay vốn tại đây, còn lại 2 trường hợp tham gia nhóm thể thao. Không được hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản tại nơi đến, NLĐ

nhập cư khu vực phi chính thức muốn tham gia vào các tổ chức chính trị - xã hội được hỗ trợ chính sách trong việc nhập học cho con cái và vay vốn ưu đãi “chị muốn vào hội LHPN mà nhờ cô tổ trưởng mãi mà cô ấy lâu quá. Tại chị nghe nói những người buôn bán thì được vay vốn làm ăn, ở đây có người được vay 10 triệu rồi” (BBPVS 7, 32 tuổi, bán tạp hóa, tự tạo việc làm).

Một phần của tài liệu những vấn đề an sinh xã hội của người lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức tp.hcm (Trang 161 - 166)