Đối với các cơ quan BHXH, các cơ sở khám chữa bệnh cho ngƣời có BHYT tại thành phố Hồ Chí Minh:

Một phần của tài liệu những vấn đề an sinh xã hội của người lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức tp.hcm (Trang 185 - 190)

BHYT tại thành phố Hồ Chí Minh:

Cơ quan bảo hiểm cần nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống bảo hiểm; BHYT cần cải thiện dịch vụ, thực hiện công bằng trong khám chữa bệnh đồng thời có chính sách khuyến khích, hỗ trợ phù hợp để người lao động tích cực tham gia. Mở rộng phạm vi bao phủ của các chương trình BHYT, BHXH cho người lao động nhằm thực hiện quyền công dân bình đẳng là một chủ trương đúng đắn, đảm bảo cho mọi công dân được hưởng thụ về chính sách của Nhà nước về các dịch vụ an sinh xã hội. Mở rộng độ bao phủ của BHXH bắt buộc thông qua tăng cường hiệu lực của Luật BHXH, giám sát thực hiện Luật lao động tại các cơ sở sản xuất kinh doanh có thuê, mướn lao động; mở rộng tham gia BHXH cho chủ sản xuất kinh doanh, các đối tượng hợp đồng ngắn hạn; nhóm lao động trẻ và có thu nhập cao. Đối với những người làm công trong khu vực KTPCT bắt buộc phải có BHXH.

Để tác động tích cực đến tỷ lệ tham gia và phạm vi bao phủ của BHXH tự nguyện, cần tập trung vào mức đóng, mức hưởng, hỗ trợ đóng bù; tiến hành làm thí điểm tại một số địa phương để tập trung nguồn lực mở rộng phạm vi bao phủ của BHXH tự nguyện…

Nhằm tạo điều kiện cho việc tham gia BHYT tự nguyện của người lao động dễ dàng, cơ quan BHXH cần mở rộng các điểm bán và thu phí dễ dàng, linh hoạt phù hợp với công việc và thời gian của người lao động.

Tăng cường chất lượng khám chữa bệnh BHYT tại các tuyến cơ sở phường, xã, luân chuyển đội ngũ bác sĩ giỏi về các tuyến khám chữa bệnh cơ sở để tạo uy tín và lòng tin của người tham gia BHYT, giảm áp lực khám chữa bệnh tại các bệnh viện lớn.

Nên khuyến khích tham gia BHYT gia đình để các thành viên trong gia đình có thể sử dụng BHYT chung, san sẻ cho nhau giữa các thành viên trong gia đình. Một gia đình có nhiều người tham gia BHYT tự nguyện thì có thể giảm giá cho người cùng một gia đình mà mua BHYT sau. Có nhiều loại thẻ BHYT với mức giá khác nhau, cho các đối tượng khác nhau và bán rộng rãi để đáp ứng nhu cầu của người lao động. BHYT cho nông dân nên tạo điều kiện khám chữa bệnh linh hoạt trong trường hợp họ rời nơi cư trú đến làm việc ở các địa phương khác.

Đa dạng hóa cung cấp BHYT, khuyến khích BHYT tư nhân bên cạnh hệ thống BHYT của Nhà Nước để cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, đáp ứng nhu cầu của các tầng lớp dân cư có thu nhập khác nhau.

8% người lao động cho biết không tham gia BHXH vì thủ tục rườm rà, thanh toán chế độ phức tạp, dịch vụ chưa tốt. Cơ quan BHXH thành phố cần tiến hành cải cách thủ tục hành chính hơn nữa để đảm bảo giải quyết kịp thời và thuận lợi quyền lợi của người thụ hưởng chế độ BHXH, BHYT.

Các cơ quan bảo hiểm, thanh tra lao động và BHXH tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lí kiên quyết các cơ sở vi phạm nhằm đảm bảo quyền lợi một cách chính đáng cho người lao động trong KVKTPCT. Cơ quan bảo hiểm các cấp đẩy mạnh cải cách hành chính để đảm bảo giải quyết kịp thời và thuận lợi quyền lợi của người thụ hưởng chế độ BHXH, BHYT như sử dụng công nghệ thông tin để quản lí BHXH, BHYT; cấp mã số an sinh xã hội duy nhất; có sự phối hợp giữa Thanh tra Lao động và BHXH Thành phố đối với việc xử lý vi phạm trong lĩnh vực đóng BHXH và giải quyết các chế độ cho người lao động; có các biện pháp

tích cực để kiểm soát việc giải quyết chế độ BHXH như kiểm soát số lao động có hợp đồng lao động với việc thực thi đóng BHXH của người sử dụng lao động; tăng cường tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về những đổi mới của pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội cho lực lượng tham gia phối hợp để đảm bảo sự thống nhất trong việc thực hiện chính sách, xử lý vi phạm.

, tuân thủ Luật lao động, Luật Bảo hiểm xã hội. Cần có hoạt động truyền thông cho người sử dụng lao động để họ hiểu rõ trách nhiệm xã hội của mình, thực hiện tốt trách nhiệm đối với người lao động như kí hợp đồng lao động, đóng BHXH cho người lao động. Có các hình thức khen thưởng, khuyến khích các chủ lao động thực hiện tốt chính sách đối với người lao động. Đồng thời có các biện pháp chế tài khi người sử dụng lao động không làm tròn trách nhiệm đối với người lao động.

Lập đường dây nóng hỏi –đáp về BHXH, BHYT cũng như tiếp nhận các phản ánh, khiếu kiện của người tham gia BHXH, BHYT.

Cơ quan bảo hiểm và thanh tra lao động và BHXH phải chỉ ra cho người sử dụng lao động thấy những vấn đề chưa tốt trong quá trình thực hiện chính sách để khắc phục, ổn định quan hệ lao động, chăm lo cho đời sống cho người lao động. Có những chính sách phù hợp về môi trường làm việc, tiêu chuẩn lao động, phân định khu vực kinh doanh, thị trường tiêu thụ cho các đối tượng hoạt động sản xuất kinh doanh trong KVKTPCT.

Truyền thông để thay đổi nhận thức của người lao động trong KVPCT về vị trí quan trọng của chính sách BHXH, cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác cho người lao động về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, luật BHXH, luật BHYT đã được ban

hành, những quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia BHXH tự nguyện, BHYT tự nguyện.

30,4% người lao động không hiểu biết về chính sách, chế độ BHXH, không biết đến BHXH. Vì vậy, cơ quan BHXH, BHYT chú trọng tuyên truyền chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội nhằm nâng cao nhận thức, mở rộng đối tượng tiếp cận các dịch vụ an sinh xã hội.

Hiện nay, người lao động nghe nói, biết đến các loại bảo hiểm qua các tổ chức, đoàn thể xã hội chiếm tỷ lệ cao nhất, hơn 1/3; thông qua người nhà 32,9%; phương tiện truyền thanh, truyền hình chiếm 31,7%; qua bạn bè: 24.2%, qua báo chí: 21,1%, từ người sử dụng lao động: 14,1% và từ nhân viên tư vấn: 3,1%. Xây dựng đội ngũ báo cáo viên về BHYT, BHXH: Để làm tốt công tác truyền thông, cần xây dựng lực lượng chuyên trách như tuyên truyền viên, báo cáo viên...thường xuyên tiếp xúc với người lao động và người sử dụng lao động. Đội ngũ báo cáo viên gồm có thầy thuốc; luật sư, các tấm gương người tốt việc tốt trong tham gia BHXH, BHYT. Cần đào tạo một đội ngũ tuyên truyền viên chuyên nghiệp về BHXH, BHYT và có chính sách khen thưởng cho họ khi họ vận động được nhiều người tham gia BHYT, BHXH nhất là với những đối tượng khó vận động như đối tượng tham gia BHYT tự nguyện, các cơ sở tư nhân….

Để tuyên truyền đạt kết quả thì cơ quan BHYT phải thường xuyên định hướng tuyên truyền và hướng dẫn cho các báo cáo viên nòng cốt. Bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ các đại lý chi trả tại các xã, phường thực sự trở thành các tuyên truyền viên chuyên nghiệp về BHYT, BHXH. Có chính sách đãi ngộ khen thưởng kịp thời. Nâng cao chất lượng tuyên truyền qua hệ thống loa phát thanh tại các xã, phường: Đây là hình thức tuyên truyền rất hiệu quả và tiết kiệm được các nguồn lực nếu biết vận dụng một cách sáng tạo. Người tuyên truyền viên là người của cộng đồng, địa phương, biết dân cần gì, sử dụng ngôn ngữ bình dân.

Tăng cường các giải pháp tuyên truyền các điển hình tốt, tiên tiến trong thực hiện chính sách BHYT, BHXH và có hình thức khen thưởng thích đáng cá nhân hay đơn vị làm tốt. Xây dựng các hình thức khen thưởng những cá nhân, đơn vị làm tốt. Bên cạnh đó cần có những hình thức kỷ luật thích hợp với các đơn vị vi phạm luật pháp về BHYT, BHXH.

Đối tượng tuyên truyền: tập trung vào người lao động trẻ, các chủ cơ sở SXKD có thuê mướn lao động, để các đối tượng này tham gia vào BHYT, BHXH một cách tích cực hoặc thực thi chính sách bảo hiểm đối với người lao động nhằm bao phủ BHXH, BHYT.

Đẩy mạnh việc tuyên truyền miệng về BHYT, BHXH: đây là loại tuyên truyền có thế mạnh, lan truyền nhanh và thấm dần, ai cũng có thể tham gia.

Các phương tiện truyền thông đại chúng, nhất là truyền hình, báo chí, đài phát thanh tham gia tích cực vào chuyển tải thông tin về BHXH. Chú trọng truyền thông về BHYT, BHXH trong nhóm lao động nghèo, lao động trẻ, người lao động di cư. Cần lựa chọn hình thức phù hợp để phổ biến các kiến thức về Luật Bảo hiểm xã hội cũng như các quyền lợi, như sử dụng chương trình truyền thanh hay các buổi sinh hoạt, phát tờ rơi, các mẩu chuyện để người lao động dễ tiếp thu. Mặt khác, cũng cần tuyên truyền, giải thích cho người lao động hiểu rõ những quan điểm của Đảng và Nhà nước về việc mở rộng và hoàn thiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT; tuyên truyền ngăn chặn, phòng ngừa và xử lí các hành vi vi phạm pháp luật về BHYT, BHXH.

5. Sở Lao động –Thƣơng binh –Xã hội Tp. HCM

Sở lao động –Thương binh-Xã hội theo dõi chặt chẽ tình hình biến động lao động trong các cơ sở, các dự án phải dừng, giãn tiến độ để có các giải pháp kịp thời tạo điều kiện cho người lao động làm công mất việc nhanh chóng tìm được việc làm;

phát triển hệ thống thông tin, nâng cao năng lực dự báo và cung cấp thông tin thị trường lao động.

Sở lao động –Thương binh-Xã hội là cơ quan giám sát thực hiện tốt chính sách ưu đãi đối với người có công và chính sách trợ giúp xã hội cho các đối tượng bảo trợ xã hội.

Một phần của tài liệu những vấn đề an sinh xã hội của người lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức tp.hcm (Trang 185 - 190)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)