Các nguồn hỗ trợ xử lý rủi ro xã hội của NLĐ khu vực phi chính thức

Một phần của tài liệu những vấn đề an sinh xã hội của người lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức tp.hcm (Trang 166 - 170)

b. Nhu cầu và khả năng tham gia các loại dịch vụ an sinh xã hộ

5.2.2- Các nguồn hỗ trợ xử lý rủi ro xã hội của NLĐ khu vực phi chính thức

Theo số liệu định lượng, khi hỏi về các cách giải quyết những khó khăn gặp phải năm vừa qua, gia đình người lao động nhận được trợ cấp từ bạn bè, người thân đứng thứ ba (21,4% ) (Xem Bảng 40). Sự giúp đỡ của người thân vẫn đóng vai trò chủ đạo. Trong số 41 người nhận trợ cấp từ bạn bè, người thân và Nhà nước: nguồn trợ cấp từ chính phủ chiếm 3,2% (4 người); nguồn trợ cấp từ người thân: 24 người (chiếm 58,5%); 13 người nhận trợ cấp từ bạn bè (31,7%).

Họ hàng, bạn bè cũng là những nguồn vay được người lao động phi chính thức hướng đến nhiều nhất (45,5%) khi họ cần vay tiền để giải quyết khó khăn. Kết quả khảo sát bằng phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm cũng cho thấy vai trò quan trọng của họ hàng, bạn bè khi cuộc sống của người lao động gặp khó khăn.

“Em vừa rồi sửa cái nhà, em có thiếu 1 ít tiền, em có mượn mấy đứa em chồng.

Mượn 5 chỉ mà 5 đứa. Mà từ tết đến giờ vẫn chưa trả nợ được” (Nữ, 43 tuổi, chạy

xe ôm- Biên bản TLN số 1)

Bảng 5.7. Nơi gia đình vay tiền để giải quyết khó khăn

Tần số % Nơi vay Họ hàng, bạn bè 40 45.5 Ngân hàng chính sách xã hội 19 21.6

Người cho vay lấy lãi 18 20.5

Các tổ chức, Hội, Đoàn thể 17 19.3

Ngân hàng nôg nghiệp 6 6.8

Quỹ Xóa đói giảm nghèo 3 3.4

Các ngân hàng khác 2 2.3

Quỹ quốc gia về việc làm 2 2.3

Trong cuộc sống, nhờ các mối quan hệ xã hội như họ hàng, đồng hương mà người lao động được giới thiệu việc làm, chỉ bảo trong công việc, giúp đỡ khi ốm đau, chia sẻ lúc gặp chuyện buồn, vui. Sự giúp đỡ, chăm sóc của bạn bè càng có ý nghĩa hơn đối với những lao động ở trọ, xa gia đình.

Có một lần mình bị ốm ở xóm trọ, có nhờ một người bạn đưa vào bệnh viện làm

thủ tục giấy tờ. Người bạn đó ân cần giúp đỡ lắm, ở trong bệnh viện chăm sóc cả tuần, lúc khó khăn mình mới biết bạn bè tốt với mình chứ bình thường thì không

biết.” (Nữ, 23 tuổi, phục vụ quá cà phê- Biên bản PVS số 9)

Những rủi ro xã hội mà NLĐ thường gặp phải là bệnh tật, mất việc và tuổi già. Trong đó mất việc liên quan trực tiếp đến thu nhập, đời sống, NLĐ khu vực phi chính thức xử lý bằng cách nhờ cậy đến mạng lưới xã hội của họ để được giới thiệu việc làm mới và nhận sự hỗ trợ để duy trì cuộc sống từ bà con, lối xóm “điện nước, tiền học phí con bé đi học là con trai lớn lo, chú đi làm đưa tiền trợ, trong xóm có người đi chở rau quả ở chợ Cầu Muối thường cho rau, thì ít có mua rồi bà má lâu lâu cho tụi nhỏ đồ ăn thì đỡ tiền đi chợ. Xe Honda này là của nhỏ em thứ 6 đi hợp tác lao động ở nước ngoài, nó để lại chiếc xe này cho thằng con trai cô đi làm, tủ lạnh này là bạn của nhỏ em cho, còn cái Tivi, đầu đĩa là bên bà

ngoại cho hết” (BBPVS 6, 48 tuổi, bán vé số, tự tạo việc làm) đã được phân tích

khá rõ ở phần 1- vai trò của mạng lưới xã hội trong công việc.

Đối với vấn đề tuổi già, không giống như NLĐ khu vực chính thức, có quy định tuổi nghỉ hưu và có tiền hưu trí, NLĐ khu vực phi chính thức vẫn tiếp tục làm việc tạo thu nhập và trông cậy vào con cái khi thật cần thiết “mình làm còn làm được thì mình cứ buôn bán đi, con nó làm thì để nó lo cho cuộc sống của nó,

chừng nào mình làm không được nữa thì mới để nó mới lo cho mình” (BBPVS 3,

bán tạp hóa, chủ thuê LĐ). Điều này xuất phát từ tập tục của người Việt “trẻ cậy cha, già cậy con” và tình yêu con vô điều kiện của các đấng sinh thành.

Xử lý những rủi ro về sức khỏe, bệnh tật, NLĐ khu vực phi chính thức nhờ cậy đến các nguồn trợ giúp khá đa dạng từ các mối quan hệ mạnh gia đình, bạn

bè/đồng nghiệp, lối xóm đến các mối quan hệ yếu hơn như các tổ chức xã hội và các đơn vị bảo hiểm.

Bảng 5.8. Các nguồn hỗ trợ xử lý rủi ro về bệnh tật của NLĐ khu vực phi chính thức Đơn vị tính: trường hợp Gia đình Lối xóm Các tổ chức xã hội Bảo hiểm BHYT BHXH BH (khác) Sức khỏe 27/27 4/27 2/27 6/27 0/27 0/27

(Kết quả nghiên cứu của đề tài) Theo bảng 5.2.2.2, khi bị bệnh tật, 27/27 NLĐ khu vực phi chính thức nhận sự chăm sóc từ gia đình, 6/27 trường hợp sử dụng BHYT, trường hợp nhận sự giúp đỡ từ lối xóm và 2 trường hợp nhận sự hỗ trợ của các tổ chức xã hội. Như vậy, gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng khi NLĐ gặp rủi ro về sức khỏe ngay cả khi có tham gia BHYT để khám chữa bệnh “chứ giờ ra ngoài bệnh viện ung bướu quá xa… chữa trị ở Bệnh viện quận thì có bảo hiểm chi, đỡ đóng tiền lặt vặt”, thậm chí khi gia đình không có điều kiện vật chất giúp nhau về viện phí, phải trông cậy tấm lòng hảo tâm của các tổ chức xã hội và các đơn vị “Tất cả là 11 triệu, bệnh viện tài trợ chi phí gì đó là 6,1 triệu, rồi khu phố, tiểu thương vận động ủng hộ mình 4,5 triệu” nhưng sự chăm sóc và động viên tinh thần có ý nghĩa quyết định trong việc hội phục sức khỏe “nằm viện gần 20 ngày, người thân thay nhau vào chăm, nấu đồ ăn mang vô, qua phụ trông coi nhà cửa, quán xuyến công việc gia đình… Người thân có thể không giúp đỡ bằng tiền bạc thì cũng hỗ trợ về tinh thần, làm mình phải phấn đấu vươn lên với người ta, không có gục xuống, cố gắng để người ta khỏi nói tới mình là ăn bám người ta, nhờ cậy người ta hoài. Khi

mình suy sụp thì người thân động viên, khuyên răn mình phấn đấu lên” (BBPVS 6,

bán vé số, tự tạo việc làm).

Có thể khẳng định rằng, mạng lưới xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng, góp mặt trong việc quản lý và xử lý các rủi ro xã hội mà NLĐ khu vực phi chính

thức gặp phải: tạo việc làm (mất việc và giới thiệu việc), già yếu và chăm sóc sức khỏe. Nó đã trám vào các lỗ hổng và các dịch vụ xã hội công cộng chưa bao phủ hết để bảo vệ, phòng ngừa những rủi ro bất trắc trong đời sống của NLĐ khu vực phi chính thức.

Câu hỏi đặt ra ở đây là vì sao vẫn cần xây dựng chính sách ASXH ngày một hiệu quả, đảm bảo mục tiêu đề ra của nó là bảo vệ mọi thành viên trong xã hội trước mọi biến cố xã hội?

Có thể thấy, NLĐ ở khu vực kinh tế phi chính thức đang thay thế các biện pháp công cộng bằng cách sử dụng vốn xã hội – nhân tố cốt lõi này sinh từ mạng lưới xã hội để đối mặt với những rủi ro xã hội. Thực tế cho thấy vốn xã hội của NLĐ khu vực phi chính thức còn rất hạn chế. Đa phần, họ thường có họ hàng, bạn bè cùng hoàn cảnh vì vậy khả năng nhận giúp đỡ từ người khác cũng trong chừng mực nhất định. Thêm vào đó, tỷ lệ tham gia hoạt động các đoàn thể, các hoạt động xã hội không nhiều đặc biệt là đối tượng NLĐ nhập cư, do đó mối quan hệ xã hội NLĐ khu vực này không rộng rãi và như thế các cơ hội làm ăn, cũng như nhận sự trợ giúp cũng có phần hạn chế, đa phần những rủi ro được xử lý trong phạm vi nhỏ (những mối quan hệ quen biết).

Thứ hai, cần có hệ thống đảm bảo cho người lao động về những rủi ro được cụ thể hóa trên cơ sở hợp đồng để đáp ứng những điều kiện hiện nay khi mà các quan hệ trong sản xuất kinh doanh, quan hệ lao động là mối quan hệ thỏa thuận, tiền công được đánh giá trên cơ sở giá cả thị trường.

Một phần của tài liệu những vấn đề an sinh xã hội của người lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức tp.hcm (Trang 166 - 170)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)