Lê Chí Hiếu, Mô hình an sinh xã hội Đức và một số kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí KHXH , số 5 (129)-2009.

Một phần của tài liệu những vấn đề an sinh xã hội của người lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức tp.hcm (Trang 33 - 35)

Những thách thức đối với hệ thống an sinh xã hội Đức: chồng chéo, không rõ ràng, kém hiệu quả, khả năng ứng phó hạn chế trước những thay đổi về kinh tế-xã hội. Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam: lựa chọn mô hình an sinh xã hội thích hợp với thực tiễn Việt Nam, cải cách hệ thống an sinh xã hội phù hợp với tình hình phát triển mới, nhất là với tốc độ tăng trưởng kinh tế, mô hình an sinh xã hội cần kết hợp triết lí „đoàn kết“ và triết lí „tự chủ“, đa dạng hóa loại hình cũng như sự đóng góp của nhiều chủ thể. Và vai trò quan trọng của Nhà Nước trong xây dựng mô hình, chính sách an sinh xã hội và phân bổ phúc lợi xã hội.

6. Trịnh Thành Vinh, Hệ thống an sinh xã hội Tây Ban Nha“, tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 9(960.2008. tr.77-84. cứu châu Âu, số 9(960.2008. tr.77-84.

Tại Tây Ban Nha, hệ thống an sinh xã hội lúc đầu theo mô hình Bismarck của Đức, dựa trên nguyên tắc bảo hiểm đối với người mắc bệnh và bảo hiểm bắt buộc đối với người cao tuổi, cho những người thu nhập thấp và được những đóng góp xã hội tài trợ. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, hệ thống an sinh xã hội Tây Ban Nha chịu tác động của mô hình Beveridge của Anh, theo nguyên tắc bảo hiểm đối với mọi người. Về đóng góp cho hệ thống an sinh xã hội: Những khoản thu từ bảo hiểm xã hội chiếm phần chủ yếu trong chi trả, còn lại là từ thuế. Từ năm 1989: việc chi trả cho những người tham gia đóng bảo hiểm chủ yếu là từ quỹ đóng góp bảo hiểm, còn đối với những người không đóng góp thì do ngân sách Nhà nước chi.

Sự đóng góp bắt buộc là yêu cầu đối với người làm công và người chủ, trừ tai nạn lao động, ốm đau sẽ do người chủ chịu trách nhiệm hoàn toàn. Các dịch vụ bảo hiểm được cải cách và ngày càng hoàn thiện, rất đa dạng, phong phú: Bảo hiểm bệnh tật và sinh nở; bảo hiểm mất khả năng lao động và mất khả năng lao động vĩnh viễn và bảo hiểm sống và chết dành cho những người lao động đăng ký và ghi danh; bảo hiểm tai nạn và bệnh nghề nghiệp, trợ cấp cho những người không đóng bảo hiểm...Như vậy, hệ thống an sinh xã hội Tây Ban Nha có quy định rõ ràng, cụ thể về người đóng góp, có phương pháp và thể thức thanh toán tiền bảo hiểm được thực hiện chặt chẽ.

7. Đỗ Thiên Kính, „Hệ thống phúc lợi xã hội ở Nhật bản và bài học cho Việt Nam“, Tạp chí Xã hội học, số 1 (93), 2006. tr. 104-113. Nam“, Tạp chí Xã hội học, số 1 (93), 2006. tr. 104-113.

Tại Nhật Bản việc sử dụng hai khái niệm phúc lợi xã hội và an sinh xã hội có nội dung như nhau, bao hàm lẫn nhau. Trước chiến tranh thế giới lần thứ II; hệ thống an sinh xã hội chưa đầy đủ và chưa hoàn chỉnh, qui mô và phạm vi còn nhỏ bé, kém phát triển, chủ yếu là cứu trợ. Giai đoạn sau chiến tranh thế giới thứ II, hệ thống phúc lợi xã hội quan tâm đến những người có hoàn cảnh đặc biệt. Các lĩnh vực chính của phúc lợi xã hội: phúc lợi cho bà mẹ, trẻ em; phúc lợi cho người già; phúc lợi cho người tàn tật; ngoài ra còn bổ sung: phúc lợi cho người nghèo (người thu nhập thấp); phúc lợi trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Một số hoạt động phúc lợi trong lĩnh vực nông nghiệp cũng được đề cấp đến như: chính sách bảo hộ đối với nông nghiệp, bảo hộ thị trường, chính sách trợ giá cho người sản xuất, chính sách trợ cấp cho nông nghiệp (trợ cấp đầu vào và giá đầu ra), chế độ phúc lợi đối với nông dân và so sánh bảo hiểm y tế giữa nông thôn và thành thị. Hệ thống tổ chức và nguồn tài chính ở Nhật có nhiều cấp và ba nguồn tài chính chủ yếu: nhà nước, địa phương và các tổ chức tư nhân.

Các bài học rút ra để xây dựng hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam: kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế và phát triển xã hội, an sinh xã hội; nhà nước phúc lợi thích hợp với văn hóa phương đông, đề cao trách nhiệm cá nhân, trợ giúp của gia đình, các tổ chức tƣ nhân, và Nhà nƣớc; thực hiện chính sách bảo hộ trong nông nghiệp và chế độ phúc lợi xã hội đối với nông dân.

Một phần của tài liệu những vấn đề an sinh xã hội của người lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức tp.hcm (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)