Tác động của thu nhập đến sự tham gia và nhu cầu tham gia BHYT, BHXH, trợ cấp xã hội của người lao động.

Một phần của tài liệu những vấn đề an sinh xã hội của người lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức tp.hcm (Trang 148 - 151)

b. Nhu cầu và khả năng tham gia các loại dịch vụ an sinh xã hộ

4.5.6.Tác động của thu nhập đến sự tham gia và nhu cầu tham gia BHYT, BHXH, trợ cấp xã hội của người lao động.

BHXH, trợ cấp xã hội của người lao động.

Việc nhận biết BHYT và BHXH của người lao động tăng lên theo mức tăng của thu nhập, người lao động có thu nhập cao biết nhiều về các loại bảo hiểm này. 13,2% những người có thu nhập dưới 2 triệu biết đến BHYT tự nguyện , tủy lệ

người lao động biết về BHYT tế ở những người có mức thu nhập từ 2 đến 3 triệu đồng /tháng là 26,8% và những người có thu nhập trên 3 triệu đồng/tháng biết đến BHYT với 60%. Tương tự, BHXH được 64,3% người lao động có thu nhập trên 3 triệu đồng biết đến; trong khi đó tỷ lệ biết BHXH của nhóm thu nhấp dưới 2 triệu đồng/tháng là 7,7%. Đa số người lao động chỉ biết đến BHXH bắt buộc và thu nhập càng thấp thì người lao động càng ít biết đến BHXH bắt buộc. Biết về trợ cấp xã hội của người lao động cũng tăng theo thu nhập của họ. Chỉ khoảng 10% người lao động thuộc nhóm thu nhập dưới 2 triệu biết đến trợ cấp xã hội thường xuyên hoặc đột xuất, trong khi đó tỷ lệ biết đến các loại trợ cấp này ở nhóm thu nhập trên 2 triệu là từ 2- đến 30%; nhóm thu nhập trên 3 triệu có tỷ lệ biết đến trợ cấp xã hội thường xuyên và đột xuất khoảng 60%.

Bảng 4.46: Các loại Bảo hiểm nhận biết theo thu nhập

Nhóm thu nhập trung bình tháng Tổng từ 1 - 2 triệu đồng từ 2 - 3 triệu đồng trên 3 triệu đồng BH Y tế tự nguyện Tần số 55 112 251 418 % dòng 13.2 26.8 60.0 100.0 BH Xã hội Tần số 15 55 126 196 % dòng 7.7 28.1 64.3 100.0

Nguồn: Cuộc điều tra người lao động trong KVKTPCT vào tháng 9 và tháng 10-2012 của đề tài

Tham gia BHXH chỉ có tỷ lệ nhỏ những người có thu nhập từ 2 triệu và 3 triệu trở lên.

Nhu cầu mua BHXH và BHYT tự nguyện của người lao động cũng tăng theo thu nhập: chỉ có 17,1% người lao động thuộc nhóm thu nhập dưới 2 triệu /tháng muốn mua BHYT tự nguyện , tỷ lệ muốn mua BHYT này của nhóm thu nhập trên 3 triệu/tháng là 54,8%. 48,2% người lao động thuộc nhóm thu nhập bình quân trên 3 triệu /tháng muốn mua BHXH; tỷ lệ muốn mua này ở nhóm thu nhập dưới 2 triệu/tháng là 11,8%.

Bảng 4.47: Các bảo hiểm có nhu cầu mua theo thu nhập Nhóm thu nhập trung bình tháng Tổng từ 1 - 2 triệu đồng từ 2 - 3 triệu đồng trên 3 triệu đồng

Bảo hiểm y tế tự nguyện Tần số 36 59 115 210

% dòng 17.1 28.1 54.8 100.0

Bảo hiểm xã hôi

Tần số 10 34 41 85

% dòng 11.8 40.0 48.2 100.0

Nguồn: Cuộc điều tra người lao động trong KVKTPCT vào tháng 9 và tháng 10-2012 của đề tài

Cách phòng tránh rủi ro của người lao động cũng cho thấy lựa chọn mua BHYT, BHXH và BH tai nạn của họ cũng tăng theo thu nhập và có sự các biệt lớn: nhóm thu nhập dưới 2 triệu chỉ có 6% chọn mua BHXH và mua BHYT và bảo hiểm tai nạn 11%- 12%; trong khi có nhóm thu nhập trên 2 triệu đồng/tháng chọn mua BHXH là 22,4% còn nhóm thu nhập trên 3 triệu đồng/tháng tỷ lệ mua BHXH là 71,4%, BHYT là 64,6% (xem bảng 6.6.). Như vậy nhận biết, nhu cầu tham gia các dịch vụ an sinh xã hội của người lao động chịu tác động của yếu tố thu nhập. Các yếu tố học vấn, thu nhập, việc làm, giới tính, tuổi tình trạng hộ khẩu ảnh hưởng đến sự hiểu biết, đánh giá, nhu cầu và sự tham gia các dịch vụ an sinh xã hội của người lao động KVPCT

Chƣơng 5. VAI TRÒ CỦA MẠNG LƢỚI XÃ HỘI TRONG VIỆC ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG KHU VỰC KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC ở TP. HỒ CHÍ MINH

Mạng lưới xã hội là một cấu trúc xã hội được hình thành bởi những cá nhân hay những tổ chức, gắn kết bởi sự phụ thuộc lẫn nhau thông qua những nút thắt là những mối quan hệ như gia đình, quan hệ họ hàng, bạn bè,... Mạng lưới xã hội và vốn xã hội có mối quan hệ mật thiết, biện chứng với nhau. Vốn xã hội được nảy sinh từ mạng lưới xã hội, bên cạnh đó, mạng lưới xã hội được cá nhân, các nhóm gia tăng và mở rộng nhờ lợi ích mà vốn xã hội mang lại. Như vậy, mỗi cá nhân đều hình thành một mạng lưới xã hội và một lượng vốn xã hội xung quanh mình thông qua những mối quan hệ khác nhau và mức độ mạnh/yếu của chúng. Quy mô của mạng lưới xã hội cũng như vốn xã hội phụ thuộc vào uy tín/lòng tin, sự trao đổi qua lại, sự tuân theo thói lề/chuẩn mực xã hội.

Trong cuộc sống, con người đã biết tận dụng và chủ động gia tăng mạng lưới xã hội cũng như vốn xã hội để tồn tại và phát triển. Trong phạm vi đề tài, chúng tôi tập trung làm rõ vai trò của mạng lưới xã hội trong việc đảm bảo an sinh xã hội của NLĐ khu vực phi chính thức tại TP. HCM.

Một phần của tài liệu những vấn đề an sinh xã hội của người lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức tp.hcm (Trang 148 - 151)