Khu vực kinh tế phi chính thức:

Một phần của tài liệu những vấn đề an sinh xã hội của người lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức tp.hcm (Trang 46 - 50)

8. Viện khoa học thống kê Khu vực kinh tế phi chính thức ở hai thành phố lớn của Việt Nam: Hà Nội và TP Hồ Chí Minh Hà Nội 2010.

2.1.2. Khu vực kinh tế phi chính thức:

Định nghĩa về khu vực phi chính thức được hiểu theo các cách khác nhau ở phạm vi quốc tế. Vào năm 1973, thuật ngữ “khu vực phi chính thức” được Keith Hart - nhà nhân chủng học người Anh, người đầu tiên sử dụng khi ông tiến hành những nghiên cứu ở Ghana và Kenya theo đơn đặt hàng của ILO.

Khu vực phi kết cấu còn gọi là khu vực phi chính qui, là khu vực kinh tế tồn tại và phát triển song song với khu vực kinh tế chính qui. Khái niệm khu vực phi chính thức đã được tiếp tục thảo luận và phát triển ở Mỹ Latinh trong những năm 1980 16.

Khái niệm “ khu vực kinh tế phi chính thức”, gồm các đơn vị SXKD (đơn vị quan sát là các đơn vị SXKD) theo Quyết nghị của của Hội nghị quốc tế các nhà thống kê lao động (ILCS lần thứ 15; ILO, 1993) như sau:

- Khu vực KTPCT mang những nét đặc trưng chung của những đơn vị tham gia vào quá trình sán xuất ra sản phẩm hàng hóa và dịch vụ với mục tiêu ban đầu là tạo ra việc làm và thu nhập cho những người có liên quan;

- Những đơn vị này thường được tổ chức đơn giản, qui mô nhỏ, với không hoặc rất ít sự phân chia giữa lao động và vốn là các yếu tố đầu vào của sản xuấ Các mối liên hệ việc làm-nếu có- chủ yếu dựa trên sự tình cờ, quan hệ họ hang, hoặc quan hệ cá nhân, sự quen biết hơn là các thỏa thuận hợp đồng với sự đảm bảo chính thức.

- Hoạt động của các đơn vị thuộc khu vực KTPCT không nhằm lảng tránh các qui định của pháp luật và hành chính hiện hành như nộp thuế, bảo hiểm

15 Đồng Quốc Đạt: Một số đặc điểm của hệ thống ASXH khu vực phi chính thức”, Tạp chí lao động và Xã hội, số 343+344 (từ 16/915/10/2008), tr. 72 hội, số 343+344 (từ 16/915/10/2008), tr. 72

16

Cling J.-P., Nguyễn Thị Thu Huyền, Nguyễn Hữu Chí, Phan Thị Ngoc Tram, Razafindrakoto M. & Roubaud F. (2010), Khu vực phi chính thức ở Việt Nam, tình hình của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh , Hanoi: The Gioi Editions.

xã hội, đăng kí lao động. Như vậy, hoạt động của khu vực KTPCT khác biệt với các hoạt động kinh tế dấu giếm hoặc kinh tế ngầm.

- Roubaud (1994) đã so sánh ba thành tố chủ yếu của “kinh tế chưa được quan sát”

Ví dụ

Khu vực KTPCT Kinh tế ngầm Kinh tế bất hợp pháp

Lao động tự làm Chợ đen Buôn bán ma túy

Qui mô Nhỏ Lớn Chưa biết

Thái độ đối với Nhà nước (Ngẫu nhiên) Không tự ý (Ngẫu nhiên) Tự ý (ngẫu nhiên) Tự ý Phương pháp thống kê

Điều tra trực tiếp Tiếp cận gián tiếp (cầu tiền, kiểm toán thuế)

Tiếp cận gián tiếp (hệ số kỹ thuật) Tích hợp vào hệ

thống tài khoản quốc gia

Tiểu khu vực hộ gia đình mới, tài khoản vệ tinh

Ước tính khu vực/ngành

Ước tính lại sản phẩm

Nhằm tích hợp khái niệm về khu vực KTPCT với Tài khoản quốc gia, Ủy ban Thống kê Liên hợp quốc đưa ra khái niệm coi khu vực KTPCT bao gồm tất cả các đơn vị SXKD không có tư cách pháp nhân chưa đăng kí hoặc có quy mô nhỏ Mỗi quốc gia cần có khái niệm thực hành về khu vực KTPCT, tùy theo từng trường hợp cụ thể, có thể chọn một hoặc một số tiêu chí sau:

- Chưa đăng kí kinh doanh;

- Không có sổ sách kế toán hoàn chỉnh;

- Qui mô (số lượng lao động làm thuê) dưới một ngưỡng nhất định; - Không có tên kinh doanh cụ thể;

- Không có địa điểm SXKD mang tính chuyên nghiệp

Khu vực phi chính thức ở Việt Nam

Ở Việt Nam cho đến nay vẫn chưa có sự nhất trí về định nghĩa KVKTPCT. Ít có các nghiên cứu về KVKTPCT và cũng ít có dữ liệu vĩ mô cho các nhà nghiên cứu về KVKTPCT ở Việt Nam.

Theo Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2006, các đơn vị SXKD không có tư cách pháp nhân được chia thành 2 nhóm:

1. Hộ SXKD không phải đăng kí kinh doanh là những hộ có thu nhập không bắt buộc phải đăng kí theo luật;

2. Hộ SXKD phải đăng kí kinh doanh là những hộ SXKD phải đến cơ quan Đăng kí Kinh doanh cấp quận/huyện để xin được cấp Giấy chứng nhận đăng kí Kinh doanh . Các hộ này cũng phải làm thủ tục đăng kí mã số thuế. Sau đó họ nên mở sổ sách kế toán đơn giản không có bút toán kép.

Đối với những hộ SXKD sử dụng thường xuyên trên 10 lao động và/hoặc có nhiều hơn một địa điểm SXKD phải đăng kí dưới hình thức doanh nghiệp và chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp.

Theo công trình nghiên cứu của Viện Nghiên cứu khoa học Thống kê cộng tác với Viện Nghiên cứu Phát triển Pháp, phân tích khung pháp lí của Việt Nam dẫn đến 2 khả năng , tương thích với các khuyến nghị quốc tế để xác định hoàn chỉnh khu vực KTPCT:

Khả năng thứ nhất, coi khu vực KTPCT gồm những hộ SXKD chưa đăng kí kinh doanh;

Khả năng thứ 2, coi khu vực KTPCT gồm các hộ SXKD chưa đăng kí kinh doanh hoặc chưa có sổ sách kế toán hoàn chỉnh.

Khả năng thứ hai có phạm vi rộng hơn và có lợi thế trong việc thu được số lượng lớn hơn các hộ SXKD thuộc khu vực KTPCT, vì thế có được độ chính xác tốt hơn về các ước lượng của khu vực này. Nhưng khả năng thứ nhất thích hợp hơn vì các lí do sau:

- Đơn giản (vì chỉ dựa trên 1 tiêu chí ), cho phép gắn kết trực tiếp với khung pháp lí;

- Có khả năng có được khái niệm tương tự từ các cuộc điều tra khác (điều tra LĐ&VL, KSMS,….) mà các cuộc điều tra này cho phạm vi phân tích rộng hơn;

- Có khả năng so sánh giữa hộ SXKD chính thức và hộ SXKD phi chính thức (vì có đủ số quan sát về hộ SXKD chính thức).

Do vậy, theo các khuyến nghị của ILO, khu vực KTPCT bao gồm tất cả các hộ SXKD không có tư cách pháp nhân, chưa đăng kí kinh doanh (gọi là các hộ SXKD phi chính thức). Giống như nhiều quốc gia khác, khu vực KTPCT không bao gồm các hoạt động nông nghiệp do đặc điểm của khu vực KTPCT rất khác so với hoạt động nông nghiệp về tính chất mùa vụ, tổ chức lao động, mức tạo thu nhập, tính pháp lí v.v..

Đăng kí kinh doanh đối với Hộ kinh doanh

(Điều 49, Nghị định số 43/2010/ND-CP ban hành ngày 15/4/2010)

1. Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng kí kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.

3. Hộ kinh doanh có sử dụng thường xuyên hơn mười lao động phải chuyển đổi sang hoạt động theo hình thức doanh nghiệp.

Khái niệm KVKTPCT vẫn chưa được hoàn toàn rõ ràng về nội hàm. Trong điều kiện mới hiện nay cần tiếp tục hoàn thiện khái niệm này. Trong văn bản chính thức của nhà nước chưa đưa vào khái niệm này nên các thống kê chưa được đầy đủ. Hơn nữa, có sự khác biệt về tiêu chí của khái niệm KVKTPCT của quản lý hành chính giữa Việt Nam và thế giới. Một trong những tiêu chí là có được hưởng ASXH hay không.

Trong đề tài này, chúng tôi xác định khu vực không chính thức là các cá nhân và cơ sở sản xuất kinh doanh qui mô nhỏ thuộc các ngành nghề, lĩnh vực của nền

kinh tế. Qui mô nhỏ được hiểu trước hết liên quan đến qui mô lao động, cụ thể là dưới 10 người. KVPCT bao trùm cả thành phần kinh tế cá thể do thành phần kinh tế cá thể có qui mô vốn nhỏ, ít lao động. Người hoặc hộ kinh doanh, sản xuất phải được cấp giấy phép kinh doanh hoặc không cần xin giấy phép kinh doanh vì qui mô quá nhỏ. Những người tự tạo việc làm, buôn bán nhỏ, các dịch vụ, …

Một phần của tài liệu những vấn đề an sinh xã hội của người lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức tp.hcm (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)