1 An sinh xã hội (ASXH)

Một phần của tài liệu những vấn đề an sinh xã hội của người lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức tp.hcm (Trang 43)

8. Viện khoa học thống kê Khu vực kinh tế phi chính thức ở hai thành phố lớn của Việt Nam: Hà Nội và TP Hồ Chí Minh Hà Nội 2010.

2.1.1 An sinh xã hội (ASXH)

An sinh xã hội là tổng hợp những sự bảo vệ đa dạng vốn đã được thực hiện rải rác ở nhiều nơi trên thế giới từ lâu trong suốt quá trình phát triển của xã hội loài người. Tuy nhiên, thuật ngữ này được chính thức khai sinh với tư cách là tiêu đề của một đạo luật ở Hoa kỳ (Luật 1935 về An sinh xã hội), chỉ sự bảo vệ trong bốn trường hợp: tuổi già, chết, tàn tật và thất nghiệp. Năm 1938, New Zealand cũng dùng từ này để đặt tiêu đề cho một đạo luật quy định về các chế độ trợ cấp xã hội đang áp dụng thời đó ở quốc gia này. Năm 1952, Hội nghị toàn thể của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã thông qua Công ước 102 về An sinh xã hội.

Có nhiều quan niệm khác nhau về an sinh xã hội. Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng: “An sinh xã hội là những biện pháp công cộng nhằm giúp cho các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng đương đầu và kiềm chế được nguy cơ tác động đến thu

nhập nhằm giảm tính dễ bị tổn thương và những bấp bênh về thu nhập”. Trên cơ

sở đó để cho hộ gia đình và cộng đồng dễ bị tổn thương có thể hạn chế và làm giảm các tác động tiêu cực bằng nhiều biện pháp công cộng khác nhau. Cụ thể là các chính sách cần thiết của nhà nước trong việc cung cấp các dịch vụ công và khuyến khích chúng phát triển như: BHYT, BHXH, trợ cấp xã hội và những biện pháp khác có tính chất tương tự trong đó bảo hiểm xã hội có vai trò quan trọng nhất.

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) quan niệm: “An sinh xã hội là một hệ thống chính sách công nhằm giảm nhẹ tác động bất lợi của những biến động đối với các

hộ gia đình và cá nhân”. Định nghĩa này nhấn mạnh vào tính dễ bị tổn thương của

con người nếu không có an sinh xã hội.

Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO): “An sinh xã hội là sự cung cấp phúc lợi cho các hộ gia đình và cá nhân thông qua cơ chế của nhà nước hoặc tập thể nhằm

nhấn mạnh khía cạnh bảo hiểm xã hội và mở rộng tạo việc làm cho những đối tượng ở khu vực kinh tế không chính thức.

Công ước 102 của ILO “Công ước về quy phạm tối thiểu về an sinh xã hội” được hội nghị toàn thể của tổ chức lao động quốc tế (ILO) thông qua ngày 28/6/1952 ghi nhận: an sinh xã hội được định nghĩa như một “sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình thông qua một loạt biện pháp công cộng, nhằm chống lại những khó khăn về kinh tế và xã hội do ngừng hoặc bị giảm thu nhập, gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già và chết; đồng thời đảm bảo chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con”. 13 Như vậy, đối tượng của ASXH là nhóm người có thu nhập không đủ trang trải cho những điều kiện tối thiểu, xã hội cần tiến hành đồng bộ các biện pháp công cộng khác nhau nhằm phân phối lại thu nhập, dịch vụ xã hội…. có thể hiểu ASXH là khái niệm để chỉ sự bảo vệ của xã hội đối với những thành viên của mình, bằng một loạt những biện pháp công cộng, chống đỡ sự hẫng hụt về kinh tế và xã hội do bị mất hoặc bị giảm đột ngột nguồn thu nhập vì ốm đau, thai sản, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, tàn tật, tuổi già và từ trần, kể cả sự bảo vệ chăm sóc y tế và trợ cấp gia đình có con nhỏ.

Đó là một hệ thống bao gồm các chính sách, luật pháp và tổ chức bộ máy được các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội, các tổ chức tự nguyện thực thi nhằm mục đích phòng ngừa, giảm nhẹ hay giải quyết các vấn đề xã hội, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống cho cá nhân, nhóm và cộng đồng.

Tại Việt Nam, AN SINH XÃ HỘI là hệ thống các chính sách can thiệp của nhà nước (chính sách thị trường lao động, bảo hiểm xã hội/trợ giúp xã hội) và tư nhân (các chế độ không theo luật định hoặc của tư nhân) nhằm giảm mức độ nghèo đói và tổn thương, nâng cao năng lực tự bảo vệ của người dân và xã hội trước những

rủi ro hay nguy cơ giảm hoặc mất thu nhập, bảo đảm ổn định, phát triển và công bằng xã hội. 14

Các hợp phần cơ bản của ASXH: chính sách và chương trình BHXH (bao gồm chính sách và chương trình BHYT, chính sách và chương trình bảo hiểm thất nghiệp), chính sách và chương trình trợ giúp xã hội; chính sách và chương trình trợ giúp đặc biệt (ưu đãi XH).

Theo đề án một số chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020, an sinh xã hội là hệ thống các chính sách và chương trình do nhà nước và các đối tác xã hội thực hiện nhằm bảo đảm mức tối thiêu về thu nhập, sức khỏe và các phúc lợi xã hội, nâng cao năng lực của cá nhân, gia đình và cộng đồng trong quản lý và kiểm soát các rủi ro mất việc làm, tuổi già, ốm đau, thiên tai, chuyển đổi cơ cấu, khủng hoảng kinh tế dẫn đến giảm hoặc bị mất thu nhập và giảm khả năng tiếp cận đến các dịch vụ xã hội cơ bản.

Theo cuốn Thuật ngữ An sinh xã hội Việt Nam thì hệ thống Chính sách an sinh xã hội gồm 3 nhóm chính sách chính: chính sách thị trường lao động chủ động; bảo hiểm xã hội và trợ giúp xã hội (ILSSA/GIZ 2011).

Trên cơ sở khái niệm và nội hàm ASXH như trên, có thể đưa ra khái niệm ASXH cho khu vực phi chính thức:”ASXH cho khu vực phi chính thức là hệ thống các cơ chế, chính sách, các giải pháp của Nhà nước và cộng đồng nhằm trợ giúp các thành viên thuộc khu vực phi chính thức trong xã hội đối phó với các rủi ro, các cú sốc về kinh tế-xã hội, làm họ suy giảm hoặc mất nguồn thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn, bệnh nghề nghiệp, già cả không còn sức lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác mà rơi vào cảnh nghèo khổ, bần cùng hóa; và cung cấp

14

dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng, thông qua các hệ thống chính sách về

BHXH, BHYT,BH thất nghiệp, trợ giúp XH, và trợ giúp đặc biệt (ưu đãi XH)15

Một phần của tài liệu những vấn đề an sinh xã hội của người lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức tp.hcm (Trang 43)