Tiếp cận BHXH, BHYT và trợ giúp xã hội của ngƣời lao động khu vực kinh tế phi chính thức:

Một phần của tài liệu những vấn đề an sinh xã hội của người lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức tp.hcm (Trang 176 - 177)

kinh tế phi chính thức:

47,2% (283 người) có bảo hiểm y tế. Trong số lao động có BHYT, 77,4% có BHYT tự nguyện; 19,8% có BHYT bắt buộc; 2,8% có BHYT diện chính sách. Lí do người lao động không tham gia bảo hiểm vì thu nhập thấp, không có tiền để đóng hoặc mua chiếm tỷ lệ cao nhất (54%); người lao động chưa thực sự hiểu biết về chính sách, chế độ bảo hiểm chiếm tỷ lệ cũng khá cao (30,4%).

Về BHYT, 44,7% người được hỏi cho biết nhiều người không mua BHYT vì không có khả năng tài chính. 42,3% người lao động cho rằng một số người không mua BHYT vì đi khám, chữa bệnh mất thời gian; chất lượng dịch vụ chưa tốt (35,4%); thủ tục thanh toán phức tạp (21,7%). Đáng chú ý là 4% người lao động chưa biết mua BHYT ở đâu; 2,8 % chưa mua BHYT do chưa có hộ khẩu KT3. Tỷ lệ người lao động tham gia BHYT thấp. Trong KVKTPCT, số người lao động chưa có điều kiện tham gia BHYT còn rất lớn.

Tham gia BHXH của ngƣời lao động

Số người tham gia BHXH không đáng kể. Chỉ có 2,5% (15 người) có tham gia bảo hiểm xã hội; trong đó phần lớn là BHXH bắt buộc (73.3%).

Tiếp cận bảo trợ xã hội, ƣu đãi xã hội

Có 6,2% (36 hộ) gia đình người lao động có thuộc diện trợ cấp xã hội. Trong số các hộ gia đình người lao động thuộc diện trợ cấp xã hội, có 27 hộ (chiếm 73%) thuộc diện trợ cấp thường xuyên; 5 hộ (13,5%) thuộc diện ưu đãi xã hội; 4 hộ (13,5% ) diện trợ cấp xã hội không thường xuyên.

Khi người lao động gặp khó khăn, nguồn trợ giúp chủ yếu từ người thân (65,9%); từ bạn bè (39%). Trợ cấp của nhà nước chiếm 7,3%.

Người lao động nghe nói, biết đến các loại bảo hiểm qua các tổ chức, đoàn thể xã hội chiếm tỷ lệ cao nhất (34,8%); thông qua người nhà 32,9%; phương tiện truyền thanh, truyền hình chiếm 31,7%; qua bạn bè: 24.2%, qua báo chí: 21,1%, từ người sử dụng lao động: 14,1% và từ nhân viên tư vấn: 3,1%.

Một phần của tài liệu những vấn đề an sinh xã hội của người lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức tp.hcm (Trang 176 - 177)