- Trình độ quản lý:
2. Ngành chế tạo công nghệ thấp sử dụng
3.1.3. Định hƣớng phát triển xuất khẩu của Việt Nam trong thời kỳ tớ
Những thành tựu to lớn và rất quan trọng của 15 năm đổi mới và hội nhập làm cho thế và lực của Việt Nam lớn mạnh lên nhiều. Cơ sở vật chất - kỹ thuật của nền kinh tế được tăng cường. Cơ chế thị trường đã được hình thành và ngày càng hoàn thiện. Hợp tác quốc tế đã đi vào chiều sâu. Đất nước còn nhiều tiềm năng lớn về tài nguyên, lao động. Tình hình chính trị - xã hội ổn định. Môi trường hoà bình, sự hợp tác, liên kết, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng phát triển tạo điều kiện để tiếp tục phát huy nội lực và lợi thế so sánh, tranh thủ ngoại lực, nguồn vốn, công nghệ mới, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, mở rộng thị trường phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đây là những cơ hội lớn để tạo ra những bước phát triển mới. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đang phải đối phó với nhiều thách thức.
Thách thức lớn nhất là tình trạng lạc hậu của nền kinh tế, khoảng cách về trình độ phát triển giữa Việt Nam với nhiều nước trên thế giới còn rất lớn, trong khi điều kiện cạnh tranh quốc tế diễn ra ngày càng quyết liệt. Việt Nam vẫn ở trong tình trạng xuất khẩu tăng nhưng khả năng cạnh tranh của các mặt hàng chậm được cải thiện, tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến xuất khẩu tăng chậm, chưa có ngành công nghiệp mũi nhọn có khả năng cạnh tranh cao, giá trị gia tăng lớn. Chiến lược phát triển kinh tế định hướng xuất khẩu không đượcthực hiện nhất quán. Bảo hộ và thay thế nhập khẩu đang có chiều hướng lấn át xu hướng này. Thể chế kinh tế chậm được cải thiện, nhất là các thể chế kinh tế thị trường như vấn đề sở hữu, tính đồng bộ của thị trường, vai trò điều tiết kinh tế của Nhà nước... Khu vực kinh tế nhà nước hoạt động kém hiệu quả, chưa thực sự theo cơ chế thị trường và mở cửa hội nhập. Khu vực tư nhân chưa được quan tâm đúng mức, vẫn bị phân biệt đối xử.
Bối cảnh quốc tế và trong nước hiện nay vừa tạo ra các điều kiện thuận lợi vừa mang đến những khó khăn cho Việt Nam trong phát triển kinh tế nói chung và xuất khẩu nói riêng. Vấn đề là phải tận dụng tối đa cơ hội có được để đẩy nhanh tốc độ phát triển.
Mục tiêu định hướng của Chiến lược phát triển xuất khẩu đến năm 2010 là đạt kim ngạch khoảng 55 tỷ USD, tăng gấp 4 lần kim ngạch của năm 2000. Để đạt mục tiêu này, xuất khẩu phải tăng trưởng với tốc độ bình quân khoảng 15%/năm. Đây là mục tiêu không dễ đạt được do những biến động theo hướng bất lợi của thị trường thế giới và thực trạng năng lực cạnh tranh xuất khẩu còn hạn chế của Việt Nam.
Về cơ cấu, Chiến lược xuất khẩu đề ra định hướng tổng quát cho thời kỳ 2001 - 2010 là tiếp tục gia tăng tỷ trọng của sản phẩm chế biến, chú trọng phát triển các sản phẩm có hàm lượng công nghệ và tri thức cao, giảm dần tỷ trọng hàng thô. Mục tiêu đặt ra cho chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu là đến năm 2010, tỷ trọng của nhóm nguyên, nhiên liệu và nông lâm hải sản sẽ giảm xuống còn 19-20%; tỷ trọng của các nhóm hàng chế biến, chế tạo sẽ tăng lên 40-45% với các mặt hàng chủ lực là dệt may, giày dép, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm gỗ, nhựa, hoá phẩm tiêu dùng, sản phẩm cơ khí…; phần còn lại là các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao với hạt nhân là điện tử tin học. Cơ cấu này đảm bảo khả năng tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu, giảm bớt sự phụ thuộc vào sự biến động giá cả của thị trường nguyên, nhiên liệu thô thế giới nhưng để đạt được mục tiêu này cần có sự thay đổi về cơ