- Trình độ quản lý:
2. Ngành chế tạo công nghệ thấp sử dụng
3.2.4. Xử lý tốt mối quan hệ giữa Nhà nƣớc và thị trƣờng nhằm tạo môi trƣờng thuận lợi cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh
Để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và của xuất khẩu nói riêng, điều quan trọng là có sự kết hợp giữa Nhà nước và thị trường để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Sự kết hợp này phải được thay đổi một cách linh hoạt, cùng với quá trình phát triển. Cơ chế thị trường và Nhà nước có những điểm mạnh khác nhau và bổ trợ cho nhau. Ưu điểm của thị trường là tính hiệu quả nhưng điều này chỉ có được khi có các thể chế cạnh tranh do Nhà nước tạo lập. Bên cạnh đó, cơ chế thị trường cũng có nhưng khiếm khuyết cần được khắc phục bằng các thể chế Nhà nước.
Tuy nhiên, sự can thiệp quá mức của Nhà nước có thể làm phương hại đến khu vực doanh nghiệp tư nhân, giảm động cơ phát triển, tính sáng tạo, năng động của khu vực này. Chính sách can thiệp quá mức của Nhà nước cũng có thể tạo ra tình trạng độc quyền, đầu tư không hiệu quả, tạo điều kiện cho các hoạt động trục lợi bất chính và tham nhũng, làm giảm hiệu quả của nền kinh tế và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp . Phần lớn các doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam hiện nay hoạt động thiếu hiệu quả và quá trình cổ phần hoá diễn ra chậm chạp chủ yếu xuất phát từ chỗ các doanh nghiệp naỳ vẫn còn được bảo hộ, ưu đãi và tại Việt Nam vẫn còn thiếu vắng khu vực tư nhân đủ mạnh.
Nhằm tạo môi trường thuận lợi cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh vai trò của Nhà nước là làm cho và để cho thị trường hoạt động có hiệu quả thông qua việc xây dựng nền tảng thể chế cho kinh tế thị trường. Nghĩa vụ cơ bản của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường là tạo lập kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, cung cấp một cách hiệu quả các dịch vụ kết cấu hạ tầng như năng lượng, giao thông, hải cảng, viễn thông...cũng như tăng chi tiêu công cộng cho các dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục và thực hiện công bằng hơn về mặt xã hội, sửa chữa các khiếm khuyết của thị trường. Thành công của quá trình này phụ thuộc vào khả năng của Nhà nước trong khắc phục những yếu kém để tự đổi mới trong phương thức, phạm vi, mức độ và phương pháp tác động đến thị trường và doanh nghiệp.
Việc tháo gỡ rào cản, giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp tác động trực tiếp tới năng lực cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu. Bên cạnh đó, cạnh tranh giữa các nước để thu hút đầu tư nước ngoài cũng là cạnh tranh về hệ thống kết cấu hạ tầng thuận lợi, giá rẻ, bộ máy hành chính đơn giản và hoạt động hiệu quả. Đó cũng là con đường để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Việt Nam là một nước đang phát triển và hội nhập muộn, qui mô và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như của quốc gia còn hết sức nhỏ bé, vì vậy để tham gia nhanh và hiệu quả vào thị trường thế giới, khai thác lợi thế của đất nước trong thương mại quốc tế thì không thể không có vai trò của Nhà nước trong việc định hướng, hỗ trợ các chủ thể trong nền kinh tế. Vai trò của nhà nước trong thương mại quốc tế thể hiện trước hết ở việc tạo lập môi trường pháp lý, chính sách kích thích sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường quốc tế theo hướng vừa phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước, vừa phù hợp với luật chơi quốc tế, với các hiệp ước, định chế quốc tế. Một chính sách kích thích sản xuất tốt không chỉ đóng vai trò thúc đẩy năng lực sản xuất, bảo đảm đầu vào, đầu ra cho quá trình sản xuất mở rộng, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về hàng hoá của xã hội mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc khai thác tiềm năng, thế mạnh và lợi thế so sánh của đất nước, dẫn dắt sản xuất đi theo tín hiệu của thị trường để từ đó phân bổ nguồn lực một cách hợp lý và hiệu quả.