Cải thiện khu vực tài chính, ngân hàng

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 98 - 99)

- Trình độ quản lý:

2. Ngành chế tạo công nghệ thấp sử dụng

3.3.4. Cải thiện khu vực tài chính, ngân hàng

Việc huy động và phân bổ có hiệu quả tín dụng vào các ngành kinh tế khác nhau là cơ sở đối với tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của một nước. Trọng tâm của cải cách tài chính, bao gồm các vấn đề: cải tổ thể chế, thiết lập một khuôn khổ điều hành và giám sát có hiệu quả hơn, huy động thêm nguồn vốn bổ sung, tạo cơ hội vay vốn cho khu vực tư nhân và phát triển những công cụ kiểm soát gián tiếp tiền tệ.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu bằng cách cung cấp cho họ năng lực tiếp cận tín dụng chính thức, cả tín dụng đầu tư lẫn tín dụng vốn lưu động. Theo kinh nghiệm Đông Á, ở giai đoạn cất cánh của công nghiệp hoá nhờ xuất khẩu, sự sẵn sàng cung cấp vốn lưu động có tính quyết định thành công của xuất khẩu. Việc khó khăn trong tiếp cận thị trường tín dụng chính thức dẫn đến các nhà xuất khẩu tư nhân nhỏ thường phải chuyển sang thị trường tài chính phi chính thức nhiều rủi ro và mạo hiểm. Vì vậy cần có một thị trường tài chính chính thức phát triển.

- Từng bước xây dựng, phát triển và đa dạng hoá thị trường vốn. Việt Nam nên xây dựng và phát triển hơn nữa thị trường vốn bằng cách thành lập, khuyến khích và hỗ trợ thành lập các tổ chức và kinh doanh vốn dài hạn như công ty đầu tư, quỹ đầu tư, quỹ bảo hiểm rủi ro, ngân hàng bảo lãnh, ngân hàng cầm cố, các quỹ hưu trí, quỹ tương hỗ.

- Tăng cường vai trò và hiệu quả hoạt động của Quỹ tín dụng Hỗ trợ xuất khẩu. Hoàn thiện chính sách ưu đãi tín dụng đối với hoạt động xuất khẩu. Hỗ trợ tài chính có điều kiện và có thời hạn với các doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh và xuất khẩu thông qua việc phát triển phong phú các hình thức tín dụng xuất khẩu trước và sau khi giao hàng.

- Nâng cao hơn nữa năng lực quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: điều quan trọng là tăng cường tính độc lập tương đối của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc thực thi chính sách tiền tệ, tài chính của nhà

nước. Hơn nữa, việc nâng cao chất lượng nghiệp vụ của Ngân hàng này (thanh toán bù trừ, nghiệp vụ kho quỹ, nghiệp vụ thị trường thứ cấp) cũng là việc cấp thiết;

- Tạo dựng sân chơi bình đẳng hơn nữa cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong việc mở rộng điều kiện gia nhập thị trường, lĩnh vực hoạt động kinh doanh cho các ngân hàng nước ngoài và ngân hàng tư nhân. Tăng cường hơn nữa năng lực giám sát, quản lý và năng lực tài chính của khu vực ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)