Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu dựa trên những lợi thế của đất nƣớc

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 88 - 89)

- Trình độ quản lý:

2. Ngành chế tạo công nghệ thấp sử dụng

3.2.1. Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu dựa trên những lợi thế của đất nƣớc

thế của đất nƣớc

Cơ sở của thương mại quốc tế dựa trên lợi thế so sánh của các quốc gia. Trong trao đổi thương mại quốc tế, tất cả các bên tham gia đều có lợi ngay cả đối với những nước có năng suất lao động thấp hơn. Những nước này nếu biết chuyên môn hoá vào những lĩnh vực sản xuất có lợi nhất hoặc ít bất lợi nhất với chi phí cơ hội thấp nhất, thì dù trong điều kiện nào đều có thể nhờ ngoại thương mà tiết kiệm chi phí.

Cho đến nay, Việt Nam vẫn là một nước có lợi thế về nguồn lao động rẻ, có sức cạnh tranh đối với các ngành sản xuất tập trung nhiều lao động như hàng may mặc, giầy dép… Trước khủng hoảng kinh tế châu Á, chi phí lao động thuộc loại thấp nhất thế giới và thủ tục thuận lợi cho đầu tư nước ngoài đã thu được dòng đầu tư trực tiếp và những đối tác quan trọng vào các ngành gia công xuất khẩu. Tiếp theo là sự tăng trưởng nhanh chóng của các

sản phẩm điện tử trong những năm gần đây. Xuất khẩu sản phẩm này phụ thuộc nhiều vào đầu tư nước ngoài của các công ty xuyên quốc gia (TNC) vào các nước có chi phí lao động thấp. Sự phát triển của những ngành gia công xuất khẩu với sức cạnh tranh cao nhờ lợi thế về lao động tạo khả năng tích luỹ vốn trong thời kỳ đầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo tiền đề cho bước phát triển cao hơn.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có nhiều lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, cho phép duy trì và nâng cao sức cạnh tranh của Việt Nam trong các ngành sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản với các sản phẩm như gạo, cà phê, điều, cao su tự nhiên, thuỷ sản... Điều kiện đất đai, khí hậu, tài nguyên cho phép phát triển nông - lâm - ngư nghiệp đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm của dân cư và có nhiều loại sản phẩm nhiệt đới xuất khẩu. Đồng thời, nó còn mở ra khả năng tạo lập nên lợi thế so sánh cho các ngành sản xuất khác trong nền kinh tế như các ngành công nghiệp chế biến.

Bên cạnh đó, với những lợi thế so sánh đã được khẳng định trên thị trường thế giới, Việt Nam có thể cải thiện vị trí của mình trong nền kinh tế thế giới thông qua các cơ chế hoạt động của WTO. Những lợi thế cơ bản như chi phí nhân công thấp, vị trí địa lý thuận lợi trong giao lưu kinh tế quốc tế…sẽ được phát huy tốt hơn nhờ vai trò đa phương của WTO. Trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trên thế giới phát triển ngày càng mạnh mẽ cùng với quá trình quốc tế hoá và mở rộng giao lưu giữa các nền kinh tế của từng nước, từng khu vực, sẽ có thêm nhiều cơ hội để các sản phẩm của Việt Nam tham gia vào thị trường thế giới.

Để nâng cao khả năng cạnh tranh, cần phải khai thác có hiệu quả những lợi thế so sánh của đất nước trong việc tham gia vào phân công lao động quốc tế, làm cho sản phẩm của Việt Nam ngày càng gắn với thị trường thế giới, thu hút được nhiều vốn, tranh thủ được công nghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các nước để đẩy nhanh nhịp độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)