Hoàn thiện chính sách thƣơng mại và khuyến khích xuất khẩu

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 97 - 98)

- Trình độ quản lý:

2. Ngành chế tạo công nghệ thấp sử dụng

3.3.3. Hoàn thiện chính sách thƣơng mại và khuyến khích xuất khẩu

khẩu

Việc xác định và thực hiện cải cách chính sách ngoại thương đòi hỏi khả năng đưa ra sự trợ giúp có mục tiêu theo hướng cân bằng xuất nhập khẩu, chuyển hướng mạnh từ bảo hộ thay thế nhập khẩu sang phát triển công nghiệp hướng về xuất khẩu. Các chính sách thương mại nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh bao gồm:

- Xây dựng một chiến lược thuế quan dài hạn bằng phương pháp tiếp cận phân chia giai đoạn đối với các mức thuế, chênh lệch giữa các mức thuế và khung thuế suất. Đồng thời, tập trung việc nới lỏng những kiểm soát hành chính về ngoại thương, thay thế các hàng rào phi thuế quan bằng các biện pháp kỹ thuật và bằng thuế quan.

- Giảm bảo hộ có hiệu lực cho sản xuất trong nước để khắc phục tình trạng thiên lệch bất lợi cho xuất khẩu. Từng bước đơn giản hoá hệ thống các biện pháp phi thuế quan, đặc biệt là những biện pháp cấm nhập và hạn ngạch thuần túy chỉ mang tính chất bảo hộ; hoàn thiện hệ thống rào cản phi thuế quan phù hợp với qui định quốc tế.

- Cần áp dụng các chính sách đảm bảo để các nhà sản xuất trong nước có được các đầu vào nhập khẩu ở mức giá quốc tế, hưởng mức lãi suất có tính cạnh tranh và tiếp cận các nguồn vốn thuận lợi.

- Đơn giản hoá thủ tục hải quan, thực hiện các hiệp định quốc tế về hải quan. Thực thi Hiệp định về trị giá tính thuế hải quan. Cần tăng cường bảo hộ nhập khẩu hàng hóa theo tiêu chuẩn và kỹ thuật (được WTO thừa nhận) nhằm hạn chế máy móc thiết bị cũ kỹ, lạc hậu có tác động không nhỏ đến hiệu quả vay nợ nước ngoài và tính cạnh tranh ngành và sản phẩm hàng hóa Việt Nam.

- Đơn giản hơn nữa thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu, bao gồm cả giấy phép quản lý bởi các cơ quan chuyên ngành, mở rộng hơn nữa trên thực tế đối tượng được phép tham gia xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân và cá nhân kinh doanh.

- Kinh nghiệm khuyến khích xuất khẩu ở châu Á cho thấy cần phải khuyến khích phát triển tất cả mọi ngành xuất khẩu có lợi thế so sánh chứ không nên lựa chọn một số ngành nào đó (được coi là chiến lược và then chốt). Các biện pháp khuyến khích xuất khẩu thông qua việc ưu đãi thuế, tín dụng, lãi suất, trợ cấp cần được tăng cường và thực hiện hiệu quả hơn, cụ thể

là hỗ trợ yếu tố đầu vào sản phẩm, đầu ra sản phẩm và khuyến khích phát triển thể chế (các khu chế xuất, các khu trung tâm thương mại và các dự án đầu tư vào hạ tầng)

- Cần phải quan tâm đúng mức hơn hoạt động và hiệu quả xúc tiến thương mại, đảm bảo các cơ chế tài chính thích hợp cho cơ quan xúc tiến thương mại; nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại ở nước ngoài hơn nữa, phát triển thương mại điện tử để giảm chi phí tiếp thị.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)