Môi trƣờng đầu tƣ

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 40 - 48)

- Phát triển cơ sở hạ tầng

2.1.1 Môi trƣờng đầu tƣ

Với sự ra đời của Luật đầu tư nước ngoài cuối những năm 1980, cũng như Luật đầu tư trong nước và Luật Thương mại năm 1997, và đặc biệt là sau khi Luật doanh nghiệp được ban hành trong năm 2000, các doanh nghiệp tư nhân đã phát triển nhanh chóng. Số doanh nghiệp mới đăng ký tăng từ

12.000 trong năm 2000 lên 18.000 trong năm 2001 và lên tới 24.000 trong năm 2002, so với chỉ có 3.000 doanh nghiệp trước khi Luật doanh nghiệp được ban hành.

Luật đầu tư nước ngoài sửa đổi (2001) và Nghị định 27/2003/NĐ-CP đã cho phép các nhà đầu tư nước ngoài thành lập các doanh nghiệp định hướng xuất khẩu với thủ tục đăng ký đơn giản. Môi trường đầu tư nước ngoài đã được tự do hóa hơn nhiều bằng việc đơn giản hóa quá trình chuyển đổi cấu trúc của những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hiện tại (chẳng hạn như mở rộng hay chuyển sang công ty 100% vốn nước ngoài), dỡ bỏ những hạn chế trong việc tiếp cận ngoại tệ và cho phép các ngân hàng tiếp nhận các khoản thế chấp là quyền sử dụng đất của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Nhiều biện pháp khác nữa đã được thực hiện để cải thiện môi trường đầu tư cho khu vực tư nhân. Nghị quyết TW 5 Khoá IX tháng 3/2002 đã thừa nhận khu vực tư nhân là một thành phần quan trọng đóng góp vào việc tạo ra việc làm tạo thu nhập và thu ngân sách. Ngoài ra, hơn 50 loại giấy phép kinh doanh liên quan đến việc tham gia kinh doanh và hoạt động của khu vực tư nhân đã được loại bỏ hoặc sửa đổi và một nghị định phác thảo hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ cũng đã được ban hành.

Khung pháp luật Việt Nam đang hướng tới tạo lập một sân chơi bình đẳng hơn cho tất cả mọi chủ thể kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế qua hướng giảm bớt bao cấp hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhà nước và hỗ trợ về mặt pháp lý ngày càng gia tăng cho các doanh nghiệp tư nhân, vừa và nhỏ và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ... Chính sách bình đẳng được thực hiện thông qua các quy chế về cho vay vốn ngân hàng, về cấp và cho thuê đất đai làm mặt bằng sản xuất, về đóng thuế, về ưu tiên cho phép xuất nhập khẩu, về khả năng bảo lãnh, xoá, miễn nợ của Nhà nước đối với những rủi ro, thua lỗ của doanh nghiệp v.v

Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được khẳng định ngày càng mạnh mẽ hơn trong các văn bản pháp luật và các nghị quyết của các Đại hội, Hội nghị trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, và trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2001-2005, 2001-2010.

Những chính sách nhằm thuận lợi hoá môi trường đầu tư đã đem lại những kết quả đang khích lệ. Đầu tư nước ngoài đã tác động tích cực tới mở rộng thị trường và nâng cao kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu (chưa kể dầu khí và dịch vụ) của khu vực đầu tư nước ngoài tăng nhanh, năm 2003 đạt trên 6,23 tỷ USD, chiếm 31% kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của cả nước. Ngoài ra, khu vực đầu tư nước ngoài cũng có đóng góp nhất định trong việc mở rộng thị trường trong nước, phát triển các hoạt động dịch vụ, tạo cầu nối cho các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu tại chỗ hoặc tiếp cận thị trường quốc tế.

Tuy nhiên, vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong việc tăng cường khả năng tiếp cận thị trường quốc tế của Việt Nam còn có nhiều hạn chế. Tỷ trọng các dự án đầu tư nước ngoài thay thế nhập khẩu, hướng vào thị trường nội địa còn lớn. Xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài tuy tăng nhanh nhưng chủ yếu vẫn là gia công dệt may, giày dép, lắp ráp điện tử, giá trị gia tăng thấp và hàm lượng công nghệ không cao. Cơ cấu vốn đầu tư nước ngoài còn bất hợp lý, hạn chế khả năng tạo ra cơ cấu ngành kinh tế có năng lực cạnh tranh của Việt Nam. Phần lớn vốn giải ngân (khoảng 60%) tập trung vào các ngành công nghiệp nặng (15%), dầu mỏ và khí đốt (28%), bất động sản (17%). Đó là những ngành không có khả năng sử dụng lợi thế về lao động của đất nước, không góp nhiều vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Chính sách bảo hộ đã hạn chế sự cạnh tranh từ bên ngoài và làm tăng giá bán sản phẩm trong nước. Điều này đã thu hút các nhà đầu tư vào sản xuất các sản phẩm được bảo hộ thay vì vào các ngành mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh thực sự. Do vậy xu hướng và áp lực đòi duy trì bảo hộ ở mức cao không chỉ xuất phát từ doanh nghiệp nhà nước, mà cả từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Bên cạnh đó, một số đầu vào có ảnh hưởng lớn tới chi phí xuất khẩu hàng hoá ở Việt Nam có giá còn cao so với một số nước trong khu vực (như giá điện, cước vận chuyển container, cước điện thoại quốc tế, thuế thu nhập cá nhân...). Sự phân biệt giá giữa đối tượng là Việt Nam và đối tượng là giá nước ngoài vẫn còn tồn tại, ví dụ như giá bán điện cho sản xuất, giá quảng cáo trên VTV3, giá dịch vụ đăng kiểm giám sát kỹ thuật định kỳ vỏ tàu biển đang dùng, giá bán nước công nghiệp, cước vận tải hành khách bằng máy bay, cước phí dịch vụ cảng biển. Thị trường vốn, thị trường công nghệ phát triển chậm; cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội còn nhiều hạn chế. Các khu chế xuất chưa vận hành tốt, chưa xứng với vị trí vốn có của nó trong hoạt động

xuất, nhập khẩu. Một số biện pháp hạn chế thương mại đối với nhà đầu tư nước ngoài được quy định đối với một số ngành, thí dụ như bắt buộc xuất khẩu toàn bộ hoặc phần lớn (80%) sản phẩm đối với các dự án trong ngành dệt may, cơ khí, vật liệu xây dựng, cấm xuất khẩu đối với ngành khai thác khoáng sản, yêu cầu phát triển ngành nguyên liệu đối với dự án sản xuất giấy, sữa, tỷ lệ nội địa hoá đối với ngành ô tô, xe máy, điện, điện tử , hạn chế mua ngoại tệ đối với các dự án không được bảo đảm của nhà nước. Các yêu cầu này được đặt ra chủ yếu cho những dự án đang làm thủ tục xin cấp phép mà không áp dụng cho những dự án đang hoạt động đã ngăn cản các nhà đầu tư khác đầu tư vào Việt Nam.

Tỷ lệ đóng góp của khu vực tư nhân trong xuất khẩu có xu hướng tăng lên nhưng mức độ còn rất hạn chế, chiếm chưa đầy 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu (17,9% năm 2003). Điều này cho thấy tuy số lượng doanh nghiệp gia tăng nhưng quy mô của doanh nghiệp còn nhỏ bé. Hơn nữa, mặc dù đã có sự tháo gỡ những rào cản đối với các thành phần trong việc tham gia xuất khẩu nhưng tình trạng độc quyền trong sản xuất đã dẫn đến độc quyền trong thương mại. Các doanh nghiệp tư nhân chưa có đủ tiềm lực về vốn, công nghệ, lao động và khả năng tiếp thị để tham gia vào những ngành xuất khẩu lớn. Kinh nghiệm của các nước thành công trong chiến lược công nghiệp hoá định hướng xuất khẩu cho thấy tỷ lệ này là hết sức nhỏ bé (tỷ lệ này ở các nước đang phát triển là 40%) và đây cũng chính là nguyên nhân hạn chế tăng trưởng xuất khẩu ở nước ta hiện nay.

Bảng 2.1: Tỷ lệ đóng góp của các thành phần kinh tế trong tổng kim ngạch xuất khẩu (%)

1995 1999 2000 2001 2002 2 200 3 Tổng 100, 0 100,0 100,0 100, 0 100, 0 100, 0 Khu vực Nhà nước 67,0 48,4 40,0 41,2 35,5 32,0

Khu vực tư nhân* 6,0 11,0 13,0 15,6 17,4 17,9

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

27,0 40,6 47,0 45,2 47,1 50,1

Nguồn: [9, 60]

*Tính cả khu vực tư nhân không chính thức như hộ gia đình, các tổ chức xã hội

Sự tăng trưởng bền vững của khu vực kinh tế tư nhân và sự tham gia của khu vực này vào tăng trưởng xuất khẩu là một hàm của nhiều biến số. Thứ nhất, nó phụ thuộc vào việc Việt Nam sẽ đạt được một sân chơi công bằng cho các doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân nhanh hay chậm. Thứ hai, nó phụ thuộc vào khả năng tiếp cận đến quyền sử dụng đất và khả năng sử dụng quyền đó làm vật thế chấp hay góp vốn liên doanh. Thứ ba, nó đòi hỏi hệ thống ngân hàng phải trở nên thân thiện hơn với khu vực tư nhân.

Ở Việt Nam tiếp cận hạn chế đến tín dụng chính thức là một hạn chế cơ bản đến kết quả hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân không chỉ trong sản xuất xuất khẩu mà còn trong tất cả các hoạt động kinh tế khác. Việc cung cấp các khoản vay vốn lưu động có lẽ cũng là một trong những khâu yếu nhất trong khung chính sách hiện tại cho khuyến khích xuất khẩu.

Việc sử dụng Quỹ hỗ trợ xuất khẩu trên thực tế cũng có nhiều bất cập. Về nguyên tắc, tất cả các doanh nghiệp trong nước có thể tiếp cận Qũy Hỗ trợ phát triển được thành lập từ năm 1999. Tuy nhiên, trong thực tế, hầu như chỉ có các doanh nghiệp Nhà nước tiếp cận được qũy này. Tương tự như vậy, các ngân hàng thương mại quốc doanh (NHTMQD) vẫn chủ yếu cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp Nhà nước. Mặc dù chính phủ có chính sách khuyến khích xuất khẩu và các NHTMQD có một chương trình cho vay mới cho các ngành vừa và nhỏ, việc cho các doanh nghiệp Nhà nước vay vẫn là chủ ưu tiên của các NHTMQD. Theo nghĩa này, các doanh nghiệp Nhà nước đã lấn át khu vực tư nhân trên thị trường tín dụng.

Những nguyên nhân này đã hạn chế này các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tham gia vào phát triển kinh tế. Bảng 2.2 cho thấy tỷ trọng vốn đầu tư của các thành phần kinh tế từ năm 1995 đến nay. Khu vực Nhà nước chiếm tới 41% trong tổng đầu tư năm 1993-1996 nhưng lại tăng lên tới 58,7% trong năm 1999 và vẫn ở mức 56,7% trong năm 2003. Ngoài ra, các doanh nghiệp Nhà nước thường có được một mức độ bảo hộ rất cao. Quá nửa đầu tư vào các doanh nghiệp Nhà nước được tài trợ từ các nguồn tín dụng Nhà nước, trong đó có tín dụng ngân hàng, dẫn đến tình trạng kém hiệu quả của các DNNN. Bên cạnh đó đầu tư Nhà nước trong những năm gần đây tập trung chủ yếu vào những ngành hiệu quả thấp, thu hút ít lao động, bảo hộ cao trong khi các khu vực phi Nhà nước mới là khu vực có thể tạo ra ngày càng nhiều việc làm ổn định và thu được nhiều sản lượng hơn trên một đồng vốn đầu tư.

Bảng 2.2: Vốn đầu tƣ phát triển phân theo thành phần kinh tế Năm Tổng vốn đầu tư xã hội (tỷ đồng) Khu vực kinh tế Nhà nước Khu vực ngoài quốc doanh Vốn ĐTNN Vốn (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Vốn (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Vốn (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) 1995 72.447 30.447 42,0 20.000 25,6 22.000 30,4 1996 87.394 42.849 49,0 21.800 25,0 22.700 26,0 1997 108.370 53.570 49,4 24.500 22,6 30.300 28,0 1998 117.134 65.034 55,5 27.800 23,7 24.300 20,8 1999 131.170,9 76.958, 1 58,7 31.542 24,0 22.670 17,3 2000 145.333 83.567, 5 57,5 34.593, 7 23,8 27.171 18,7 2001 163.543 95.020 58,1 38.512 23,4 30.011 18,3 2002 183.800 103.300 57,2 46.500 24,0 34.000 18,8 2003 217.585 123.000 56,7 58.125 26,7 36.460 16,6 Nguồn: [9, 62]

2.1.2 Chính sách thương mại và cơ chế khuyến khích xuất khẩu

Việt Nam đã có những bước tiến dài trong tự do hoá thương mại. Giống như nhiều nước châu Á khác, Việt Nam tìm cách khuyến khích tăng trưởng xuất khẩu nhanh chóng với các khu chế xuất và chính sách giảm thuế xuất khẩu, đi kèm với một thị trường trong nước được bảo hộ.

(I) Chính sách thuế quan

Theo Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sửa đổi (1992), hệ thống thuế quan đã có những thay đổi cơ bản, phù hợp với các quy định quốc tế. Thuế suất cũng được điều chỉnh theo các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Tuy nhiên, mặt bằng thuế quan bình quân của nước ta lại có xu hướng tăng: 12,8% năm 1995, 13,4% năm 1997 và 16,2% năm 2000. Bên cạnh đó, các thay đổi chưa được công bố kịp thời, đầy đủ và rộng rãi cho doanh nghiệp biết để thực hiện.

Hàng hoá nhập khẩu có thể bị áp mã thuế khác nhau với mức chênh lệch khá lớn do việc phân loại hàng hoá không dựa vào tính chất mà dựa vào

mục đích sử dụng. Thêm vào đó, trong khi thuế đánh vào hàng trung gian thường thấp hơn so với sản phẩm cuối cùng, thuế đánh vào hàng trung gian nhập khẩu để làm đầu vào cho những ngành Việt Nam có lợi thế cạnh tranh xuất khẩu lại cao hơn so với đầu vào của những ngành cạnh tranh với nhập khẩu. Điều này thể hiện sự thiên vị bất lợi cho xuất khẩu, làm tăng chi phí đầu vào cho các ngành sản xuất hàng xuất khẩu so với sản xuất cho thị trường nội địa.

(2) Thương quyền

Ngày 2/8/2001, Nghị định 44/2001/ND-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 57CP tự do hoá hơn nữa hoạt động xuất nhập khẩu, xoá bỏ giấy phép xuất nhập khẩu đối với hầu hết các mặt hàng, chấm dứt về căn bản hệ thống giấy phép cũ gồm giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu và giấy phép theo chuyến hàng. Tuy nhiên, hiện còn có một số mặt hàng mà quyền xuất nhập khẩu được dành riêng cho một số ít công ty, thí dụ như xăng dầu, rượu…, dẫn đến tình trạng độc quyền của một hay một nhóm doanh nghiệp.

(3) Chính sách khuyến khích xuất khẩu

Thực hiện chủ trương khuyến khích xuất khẩu, một loạt các biện pháp đã được ban hành áp dụng chung cho mọi sản phẩm xuất khẩu như thành lập quỹ thưởng xuất khẩu, thuế VAT bằng 0, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp 50% nếu kim ngạch xuất khẩu đạt 80% doanh số, tín dụng ưu đãi, thành lập Quỹ bảo hiểm xuất khẩu.

- Hoàn thuế nhập khẩu: Cơ chế hoàn thuế nhập khẩu được đánh giá là hoạt động tốt. Tuy nhiên, cơ chế hoàn thuế mới chỉ áp dụng cho nhập khẩu đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu. Các nhà sản xuất hàng hoá trung gian cho hàng hoá xuất khẩu không được hoàn thuế đối với đầu vào nhập khẩu. Quy định này không khuyến khích sản xuất đầu vào trung gian cho các ngành xuất khẩu. Cơ chế hoàn thuế cần phải được tiếp tục hoàn thiện vì để đảm bảo năng lực cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ sản xuất trong nước trong điều kiện thuế nhập khẩu cao.

- Một số biện pháp khuyến khích xuất khẩu như thưởng xuất khẩu, giảm thuế, tín dụng ưu đãi được coi là trợ cấp trực tiếp cho xuất khẩu và không phù hợp với tiêu chuẩn của Tổ chức Thương mại thế giới. không hợp với tinh thần tự do hoá thương mại và hầu hết không thể giải trình theo các quy định của WTO nên không thể tiếp tục duy trì lâu dài.Thực tế cho thấy

các biện pháp như tín dụng ưu đãi thu mua xuất khẩu hay dự trữ xuất khẩu (thí dụ như đối với gạo, cà phê) không có tác dụng đáng kể đến mức giá trên thị trường do nguồn hỗ trợ không lớn so với dung lượng thị trường. Muốn thúc đẩy xuất khẩu cần có các biện pháp căn bản nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá như đầu tư cải tiến công nghệ, chế tạo sản phẩm mới.

- Tín dụng xuất khẩu: Sự hình thành và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ xuất khẩu và Quỹ Hỗ trợ phát triển theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước đã góp phần hỗ trợ về mặt tài chính cho các doanh nghiệp xuất khẩu dưới hình thức trợ cấp lãi suất. Theo điều lệ của Quỹ, mọi tổ chức doanh nghiệp, nhà nước và tư nhân đều có thể tiếp cận vay từ Quỹ, nhưng trên thực

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 40 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)