- Trình độ quản lý:
2. Ngành chế tạo công nghệ thấp sử dụng
3.3.9. Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế
Cam kết quốc tế về thương mại thực chất là cam kết về phát triển thị
trường nhằm tạo môi trường cho cạnh tranh phát triển. Vì vậy, đẩy mạnh hội nhập sẽ có tác động thúc đẩy cạnh tranh. Kinh nghiệm quốc tế cũng chứng tỏ một quốc gia càng có độ mở cao, hội nhập sâu càng có điều kiện phát triển, càng có điều kiện để điều chỉnh cơ cấu phù hợp với biến đổi của thị trường thế giới. Vì vậy cần đẩy mạnh thực hiện NQ 07 của Bộ Chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường đàm phàn để sớm gia nhập WTO, giành lấy vị trí bình đẳng với các quốc gia khác trong thương mại quốc tế. Theo hướng nầy cần thực hiện các biện pháp sau:
- Tăng cường phổ cập, nâng cao nhận thức và tạo sự đồng thuận ý chí hội nhập của xã hội về hội nhập, về WTO; trong đó đặc biệt chú trọng đến đối tượng chủ doanh nghiệp và cán bộ, công chức nhà nước. Đảng, Chính phủ, doanh nghiệp, người dân phải hiểu rõ tính bức bách, sống còn của chủ động hội nhập đối với quốc gia, dân tộc trong bối cảnh hiện đại.
- Chính phủ cần khẩn trương hoạch định chiến lược tổng thể về chủ động hội nhập của quốc gia, lấy WTO làm trụcưu tiên để giải quyết các vấn đề song phương; đẩy nhanh việc ký kết các hiệp định thương mại tự do song phương với các nước, nhất là với các nước lớn.
- Xử lý các trường hợp biến cố đối với thị trường xuất khẩu ( phối hợp giữa cơ quan ngoại giao, Thương vụ, cơ quan Chính phủ nước nhập khẩu và cơ quan hữu quan trong nước).
- Xây dựng và duy trì các mối quan hệ tốt với các tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài để tranh thủ sự giúp đỡ về tài chính, kinh nghiệm, chuyên môn. Chủ động hợp tác và xây dựng các chương trình phối hợp trên cơ sở các bên cùng có lợi.
- Tuyên truyền, giáo dục, minh bạch hoá các chính sách hội nhập và hợp tác quốc tế từ cấp Trung ương đến địa phương.
- Đào tạo đội ngũ cán bộ trong đàm phán vững vàng về chính trị, thành thạo nghiệp vụ, giỏi ngoại ngữ.
KẾT LUẬN
Chiến lược phát triển kinh tế hướng về xuất khẩu của Việt Nam trong những năm qua đã thu được những thành tựu đáng khích lệ. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng năm thời kỳ 1990-1999 đạt 20%, được xếp vào mức cao nhất thế giới. Hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt ở hầu hết các khu vực thị trường chủ yếu của thế giới. Có thể nói, xuất khẩu đã trở thành trụ cột của nền kinh tế và là động lực tăng trưởng kinh tế chủ yếu. Tất cả những đóng góp trên đây của hoạt động xuất khẩu đã góp phần nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế, đẩy nhanh hơn quá trình hội nhập của Việt Nam, tạo dựng cơ sở cho tăng trưởng kinh tế trong những năm tới.
Tuy vậy, tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua chưa thực sự bền vững. Sự sụt giảm nghiêm trọng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trong năm 2001 và những tháng đầu năm 2002 đã chỉ ra những hạn chế tăng trưởng xuất khẩu của nước ta hiện nay. Mức độ chưa vững chắc trong xuất khẩu của nước ta thể hiện ở năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và của hàng xuất khẩu. Xét về các tiêu chí cạnh tranh của sản phẩm như giá cả, chất lượng, tổ chức tiêu thụ và uy tín của doanh nghiệp thì sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực và thế giới. Nhiều mặt hàng hiện nay được coi là có khả năng cạnh tranh như gạo, cà phê, dệt may, giày dép đang có nguy cơ giảm sút về sức cạnh tranh. Trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta chưa có nhiều mặt hàng có hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn. Những lợi thế cạnh tranh của các mặt hàng chế biến như tỷ lệ sử dụng lao động cao, giá lao động rẻ đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các nước trong khu vực. Việc phát triển các mặt hàng mới đang gặp phải những khó khăn rất lớn về vốn, công nghệ, lao động và định hướng thị trường tiêu thụ.
Những nhân tố chủ yếu làm hạn chế năng lực cạnh tranh của Việt Nam là (1) cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư chậm chuyển đổi, chưa phát huy được các nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng xuất khẩu, hạn chế việc mở rộng các ngành tận dụng nhiều lao động và tài nguyên vốn là ưu thế của Việt Nam; (2) Chính sách bảo hộ thị trường nội địa làm mất lợi thế
của Việt Nam ở những ngành sản xuất dựa vào lao động rẻ và tài nguyên sẵn có cũng như không khuyến khích doanh nghiệp tự nâng cao năng lực cạnh tranh; (3) Những chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp Nhà nước đã tạo nên một môi trường cạnh tranh không công bằng, kìm hãm khả năng xuất khẩu của khu vực kinh tế tư nhân đồng thời làm tăng tính trì trệ của khu vực doanh nghiệp Nhà nước; (4) Sự thiếu đồng bộ của các thể chế kinh tế thị trường tạo nên những cản trở gián tiếp nhưng hết sức quan trọng đối với quá trình hội nhập kinh tế nước ta nói chung và xuất khẩu nói riêng; (5) Khả năng liên kết giữa các ngành kinh tế còn hạn chế, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp làm chậm quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu xuất khẩu từ những ngành sản xuất nguyên liệu thô sang các ngành công nghiệp chế biến và sử dụng nhiều lao động, hạn chế việc tích tụ và tập trung tư bản để phát triển các ngành mũi nhọn làm đầu tàu cho nền kinh tế; (6) Tình trạng yếu kém về kết cấu hạ tầng và dịch vụ phục vụ xuất khẩu làm cho lĩnh vực này vừa kém năng động vừa kém hiệu quả, dẫn đến giá thành dịch vụ cao và chất lượng phục vụ thấp, làm giảm hiệu quả kinh doanh xuất khẩu; (7) Sự yếu kém của nguồn nhân lực, năng suất lao động thấp và tính thiếu linh hoạt của thị trường lao động là giảm tính cạnh tranh của lực lượng lao động đông đảo vốn được coi là một lợi thế của Việt Nam; (8) Sự chậm trễ trong việc tham gia thị trường thế giới làm Việt Nam đánh mất nhiều cơ hội tiếp cận thị trường như dệt may, giày da và ở vào vị trí bất lợi trong cạnh tranh với các đối tác trong khu vực.
Những hạn chế trong việc tạo dựng một môi trường xuất khẩu năng động cho thấy những chính sách cải cách vẫn còn chậm, chưa phù hợp với đòi hỏi của doanh nghiệp và yêu cầu hội nhập, đòi hỏi phải có những giải pháp tích cực nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam, bao gồm:
Trước hết, xây dựng môi trường pháp lý rõ ràng, nhất quán, ổn định nhằm tạo dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng, loại bỏ độc quyền và chống các hành vi gian lận thương mại. Trước hết là tạo dựng và củng cố thể chế kinh tế thị trường – nền tảng của kinh doanh quốc tế.
Hai là hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư trong nước cũng như khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài, tạo dựng môi trường đầu tư thông thoáng với hệ thống chính sách minh bạch. Có chính sách khuyến khích đầu tư vào các ngành định hướng xuất khẩu.
Ba là, rà soát lại các chính sách hỗ trợ và khuyến khích xuất khẩu
trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển. Thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập doanh nghiệp và mở rộng quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời có chính sách chọn lọc củng cố một số DNNN thuộc các ngành kinh tế kỹ thuật then chốt có đủ sức cạnh tranh với các đối tác nước ngoài.
Bốn là, cải thiện khu vực tài chính, ngân hàng, tăng cường cạnh tranh
trên thị trường tài chính, tạo môi trường bình đẳng cho tiếp cận tín dụng đối với mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.
Năm là, phát triển khoa học và công nghệ, tăng cường hiệu quả của
nghiên cứu triển khai, tạo dựng cơ chế hợp tác giữa các cơ quan nghiên cứu và doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả đổi mới và chuyển giao công nghệ, tạo dựng điều kiện để phát triển các sản phẩm công nghệ cao.
Sáu là, phát triển kết cấu hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ cho xuất khẩu, mở rộng cạnh tranh trong xây dựng và cung cấp các dịch vụ hạ tầng, nâng cao chất lượng và cung cấp dịch vụ với mức giá cạnh tranh cho doanh nghiệp
Bảy là, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên cơ sở nâng cao năng lực quản lý và kinh doanh, năng lực sáng tạo và phát triển sản phẩm, giảm thiểu chi phí sản xuất kinh doanh thông qua các chính sách tạo môi trường hoạt động thuận lợi cho doanh nghiệp.
Tám là, xây dựng chiến lược đào tạo dài hạn để có một lực lượng lao
động và cán bộ quản lý có trình độ cao thích ứng với đòi hỏi của hội nhập. Năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong tương lai sẽ phụ thuộc vào sáng tạo của con người Việt Nam và tình độ công nghệ tiên tiến của thế giới.
Chín là, đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta, đặc biệt là sớm gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới. Đây là cơ hội lớn nhất để Việt Nam phát triển thị trường xuất khẩu.