- Trình độ quản lý:
2. Ngành chế tạo công nghệ thấp sử dụng
3.2.3. Nâng cao năng lực cạnh tranh gắn liền với lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế :
kinh tế quốc tế :
Trong quá trình gia nhập WTO, Việt Nam phải minh bạch hoá toàn bộ các chính sách liên quan đến thương mại của mình và thông báo các kế hoạch hành động để tuân thủ dần dần các nguyên tắc của WTO. Thông qua quá trình này, khuôn khổ pháp lý của Việt Nam sẽ minh bạch hơn, phù hợp với thông lệ quốc tế tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, cạnh tranh lành mạnh và khuyến khích thương mại, đầu tư cũng như hợp tác về các vấn đề khác với cộng đồng quốc tế. Cam kết quốc tế về thương mại thực chất là cam kết về phát triển thị trường nhằm tạo môi trường cho cạnh tranh phát triển. Vì vậy, có chính sách đẩy mạnh hội nhập sẽ thúc đẩy cạnh tranh. Kinh nghiệm quốc tế cũng chứng tỏ một quốc gia càng có độ mở cao, hội nhập sâu càng có điều kiện phát triển.
Cùng với quá trình hội nhập, Việt Nam sẽ phải giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế, xoá bỏ đần các hình thức bảo hộ theo các hiệp ước đa phương và song phương, vì vậy sức ép cạnh tranh sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn. Tăng cạnh tranh sẽ khiến các doanh nghiệp trong nước phải tái cơ cấu và tự cải thiện mình để có thể tăng năng suất, cải thiện khả năng cạnh tranh. Mặt khác, trong tình trạng nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam như dệt may, giày dép, hàng điện tử… hiện vẫn phụ thuộc vào đầu vào nhập khẩu, việc xoá bỏ các hình thức bảo hộ nhập khẩu cho phép các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận các yếu tố đầu vào với mức giá cạnh tranh có tác động trực tiếp tới nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu.
Với trình độ phát triển năng lực cạnh tranh của Việt Nam hiện nay, để tham gia vào thị trường quốc tế có hiệu quả, vấn đề lớn đang đặt ra cần nhanh chóng chuyển sang những giai đoạn phát triển năng lực cạnh tranh cao hơn. Việc xây dựng các giải pháp về nâng cao năng lực cạnh tranh phải bám sát kế hoạch, lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng như thực hiện các cam kết thương mại khác theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế.