Phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 103 - 105)

- Trình độ quản lý:

2. Ngành chế tạo công nghệ thấp sử dụng

3.3.8. Phát triển nguồn nhân lực

Đối với chiến lược phát triển xuất khẩu thì chất lượng lao động quyết định chất lượng tăng trưởng xuất khẩu có bền vững hay không. Một số giải pháp cần phải thực hiện trong thời gian tới là:

- Xây dựng chiến lược đào tạo dài hạn và đào tạo lại để có một lực lượng lao động và cán bộ quản lý có trình độ cao thích ứng với đòi hỏi của

hội nhập. Có chính sách trọng dụng nhân tài, đãi ngộ hợp lý đối với người lao động, nhất là những người có nhiều cống hiến cho đất nước.

- Nhà nước là nòng cốt, đồng thời phát huy mọi tiềm năng để đào tạo đồng bộ nguồn nhân lực theo một cơ cấu tương quan hợp lý giữa đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và thợ lành nghề; chú trọng đội ngũ cán bộ chuyên sâu, cán bộ nghiên cứu khoa học đầu ngành để tiếp cận nền kinh tế tri thức phục vụ cho việc phát triển có hiệu quả các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp công nghệ cao.

- Thực hiện cải cách hệ thống giáo dục phổ thông và đại học. Cải cách giáo dục nên được thực hiện theo hướng tăng tính linh động trong công tác/thuyên chuyển giảng dạy, nghiên cứu; đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực, khuyến khích sự sáng tạo, tham gia của học sinh và sinh viên; tăng đầu tư cho giáo dục đào tạo nhằm cải thiện cơ sở vật chất kỹ thuật cho nghiên cứu và giảng dạy tại các trường đại học; phổ cập ngoại ngữ, đặc biệt là ngoại ngữ; phổ cập tin học rộng rãi các trường phổ thông, đại học, trung học và dạy nghề; đổi mới các giáo trình thích hợp với quốc tế để có được lực lượng công nhân trình độ cao thành thạo và không bỡ ngỡ trước công nghệ, trang thiết bị hiện đại.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo và đào tạo lại lực lượng cán bộ, công nhân kỹ thuật. Nâng cao hợp tác giữa doanh nghiệp với các cơ sở đào tạo, trường học để phối hợp nhịp nhàng giữa năng lực đào tạo và nhu cầu nhân lực sản xuất, giảm tình trạng thừa lao động giản đơn, thiếu lao động kỹ thuật. Nâng cao trình độ và tính năng động của cán bộ các cấp, các ngành.

- Nhà nước chủ động tổ chức và khuyến khích phát triển các dịch vụ t- ư vấn, giới thiệu việc làm và sắp xếp việc làm. Đặc biệt, nhà nước chủ động tổ chức, nghiên cứu thị trường lao động quốc tế, mở rộng hợp tác lao động về chuyên gia với nước ngoài, tạo sự thông thoáng về chuyển dịch lao động trên thị trường lao động trong và ngoài nước.

- Tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho sự dịch chuyển lao động và cơ chế cạnh tranh giữa những người lao động, đặc biệt là trong khu vực doanh nghiệp nhà nước.

- Cải cách hệ thống tiền lương theo tiêu chí công bằng và theo năng lực, chất lượng và hiệu quả làm việc. Đồng thời, việc thiết lập một hệ thống bảo hiểm xã hội, thất nghiệp với sự tham gia của nhiều người lao động (cả bắt buộc và tự nguyện) và các thành tố khác của mạng lưới an sinh xã hội nhằm tạo động lực khuyến khích người lao động gắn kết vớí công việc và

giảm thiểu rủi ro là điều tối quan trọng trong quá trình chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam .

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)