Phát triển khoa học và công nghệ

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 99)

- Trình độ quản lý:

2. Ngành chế tạo công nghệ thấp sử dụng

3.3.5. Phát triển khoa học và công nghệ

Trong nhiều thập kỷ gần đây, lợi thế so sánh của các nước đang phát triển dựa trên cơ sở nguồn nhân lực rẻ đã giảm dần do quá trình tự động hoá ở các nước phát triển và xu thế công nghiệp hoá mới. Công nghệ ngày càng nổi lên như là một trong những yếu tố có tính chất quyết định đến năng lực cạnh tranh quốc tế của một quốc gia, doanh nghiệp về loại sản phẩm nào đó. Vì vậy, xây dựng và thực thi tốt các chính sách trong lĩnh vực công nghệ nhằm đẩy nhanh quá trình phát triển năng lực công nghệ quốc gia, cũng chính là nhằm bổ sung thêm yếu tố thuộc về lợi thế so sánh.

Kinh nghiệm phát triển khoa học công nghệ ở các quốc gia Đông Á cho thấy, ưu tiên cao ban đầu cho đầu tư phát triển khoa học cơ bản không phải là yếu tố chính dẫn đến thành công trong quá trình công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu. Đối với Việt Nam với xuất phát điểm (trình độ công nghệ, mức độ công nghiệp hoá) còn thấp, chiến lược phát triển công nghệ nên tập trung phát triển khoa học ứng dụng là điều có ý nghĩa hơn, ít nhất là trong 10 năm tới. Các định hướng chính sách ưu tiên đối với Việt Nam là tạo dựng môi trường phát triển công nghệ, phát triển kết cấu hạ tầng công nghệ, phát triển nguồn nhân lực để thiết kế và sử dụng hiệu quả các công nghệ mới. Trọng tâm của các chính sách phát triển công nghệ của Việt Nam hiện nay bao gồm:

- Giảm dần bảo hộ đối với các doanh nghiệp và sản phẩm sản xuất trong nước nhằm gia tăng áp lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp nâng cấp, đổi mới công nghệ, tham gia tích cực vào quá trình chuyển giao công nghệ. Các chính sách cần hướng tới tăng cường khả năng tiếp thu, thích ứng và nâng cấp công nghệ đã nhập nội, tạo ra năng lực đổi mới công nghệ trong nước.

- Ưu tiên nhập khẩu công nghệ tiến tiến, công nghệ nguồn, nhập khẩu bằng sáng chế phát minh về để ứng dụng. Tăng cường hợp tác quốc tế để học hỏi kinh nghiệm và phối hợp nghiên cứu triển khai. Xây dựng trung tâm công nghệ cao thu hút đầu tư nước ngoài từ các công ty đa quốc gia để từng bước rút ngắn khoảng cách về công nghệ với các nước trong khu vực.

- Phát triển thị trường vốn (đặc biệt là thị trường đầu tư mạo hiểm), hoàn thiện và mở rộng các công cụ của thị trường tài chính, như thuê mua tài chính, công ty tài chính... tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn và tăng tính thanh khoản các nguồn vốn đầu tư cho R&D, đổi mới sản phẩm, đổi mới công nghệ.

- Thực hiện cơ chế khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển KHCN; thành lập tổ chức R&D, tham gia nghiên cứu và ứng dụng thành tựu KHCN vào sản xuất và đời sống; tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KHCN theo nguyên tắc cạnh tranh bình đẳng. Thực hiện cơ chế đánh giá thường kỳ hoạt động KHCN và tổ chức KHCN.

- Khuyến khích sự liên kết giữa trường đại học và viện nghiên cứu thông qua nhiều hình thức phù hợp (kiêm nhiệm, hợp tác đầu tư hạ tầng trang thiết bị...); đẩy mạnh liên kết giữa nghiên cưú KHCN, đào tạo và sản xuất kinh doanh trong các tổ chức KHCN và khu vực sản xuất kinh doanh.

- Nhanh chóng thể chế hoá việc mua bán, góp vốn bằng sản phẩm KHCN và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Có chế tài xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo đảm tính hiệu lực của pháp luật. Bên cạnh đó, đẩy mạnh việc thương mại hoá sản phẩm KHCN; khuyến khích công bố, đăng ký bản quyền, chuyển giao và ứng dụng kết quả nghiên cứu KHCN và phát triển công nghệ vào sản xuất và đời sống.

- Phát triển hệ thống thông tin, môi giới, tư vấn và thực hiện dịch vụ KHCN; tổ chức các hội chợ, các trung tâm giới thiệu, trao đổi sản phẩm KH và CN mới; khuyến khích và tạo điều kiện cho việc khai thác, sử dụng và phát huy tác dụng của các phát minh, sáng chế và các giải pháp hữu ích nhằm đổi mới công nghệ; xây dựng các tiêu chí rõ ràng về bí mật khoa học, bí mật quốc gia để tăng cường trao đổi thông tin, thành tựu nghiên cứu giữa các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước;

- Thiết lập cơ chế, chính sách thúc đẩy đa dạng hoá đầu tư cho KHCN, khuyến khích các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư và huy động các nguồn lực cho R&D nhằm đổi mới công nghệ phù hợp với nền kinh tế thị trường, với nhu cầu phát triển đất nước và theo kịp trình độ công nghệ thế giới;

- Đổi mới cơ chế chính sách về thuế, tín dụng và chế độ tài chính để khuyến khích các hoạt động R&D, sáng tạo công nghệ của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp; có cơ chế khuyến khích tài chính để thu hút và sử dụng có hiệu quả tài năng khoa học công nghệ, ứng dụng kết quả KHCN mới vào sản xuất và dịch vụ.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)