Lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và những yêu cầu đặt ra cho xuất khẩu

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 85 - 86)

- Trình độ quản lý:

3.1.2.Lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và những yêu cầu đặt ra cho xuất khẩu

2. Ngành chế tạo công nghệ thấp sử dụng

3.1.2.Lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và những yêu cầu đặt ra cho xuất khẩu

yêu cầu đặt ra cho xuất khẩu

Xu hướng tự do hoá thương mại trên thế giới hiện nay sẽ tác động đến tính cạnh tranh trong thương mại quốc tế trên các mặt:

- Một là, sẽ tạo ra thị trường cạnh tranh quốc tế công bằng hơn giữa các nhà sản xuất của các quốc gia khi sự hội nhập của các nước trong khu vực và trên thế giới ngày càng cao hơn.

- Hai là, mức độ cạnh tranh giữa các nhà sản xuất ngày càng cao hơn không chỉ trên thị trường xuất khẩu mà ngay cả trên thị trường nội địa. Với sự tham gia ngày càng đông của các nhà cạnh tranh vào thương mại thế giới do mở cửa thị trường đòi hỏi phải có ứng xử quốc tế đối với vấn đề cạnh tranh.

- Ba là, tạo cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm sản xuất trong nước khi các nhà sản xuất có điều kiện tìm hiểu và thay thế công nghệ mới, thay thế các đầu vào sản xuất trong nước bằng hàng hoá trung gian nhập khẩu rẻ hơn...

Như vậy, cùng với xu thế tự do hoá thương mại được thúc đẩy mạnh mẽ là vấn đề xử lý cạnh tranh ở phạm vi quốc tế. Trong bối cảnh đó, sự tham gia cạnh tranh quốc tế và nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam về một loại sản phẩm nào đó trong giai đoạn hiện nay cần một sự vận dụng linh hoạt các chính sách thương mại và công nghiệp nhằm ứng xử với sự cạnh tranh quốc tế và từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam.

Với xu thế tự do hoá thương mại đang ngày càng mạnh hơn, yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh thực của Việt Nam sẽ ngày càng cao hơn không phải chỉ trong phạm vi các nhà sản xuất, ngành công nghiệp mà cả trên phạm vi quốc gia. Đối với phạm vi quốc gia, yêu cầu đặt ra là phải làm sao thúc đẩy quá trình đổi mới cơ chế quản lý làm tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế quốc dân. Đối với phạm vi ngành công nghiệp, yêu cầu đặt ra là phát huy lợi thế so sánh của ngành sản xuất, tổ chức nhiều kênh cung cấp, phát triển thị trường các yếu tố đầu vào cho sản xuất với giá hạ. Đối với phạm vi nhà sản xuất, nếu như các chính sách kinh tế vĩ mô tạo ra tiềm năng để cải thiện năng lực cạnh tranh thì các nhà sản xuất cần phải biết khai thác, vận dụng trong quá trình tổ chức và quản lý sản xuất và cung ứng trên thị trường, với yêu cầu đặt ra là phải tạo ra các sản phẩm có năng lực cạnh tranh quốc tế.

Hội nhập quốc tế và những rào cản thương mại của các nước phát triển buộc các doanh nghiệp phải tự nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến

qui trình công nghệ và năng lực quản lý... nhằm đáp ứng những đòi hỏi tiêu chuẩn của các nước phát triển để thâm nhập vào thị trường giàu sức mua của họ. Trong khi đó để thực hiện được những cải cách này không phải doanh nghiệp nào cũng có thể làm được và chi phí của nó cũng không nhỏ.

Ở thị trường các nước đang phát triển, doanh nghiệp Việt Nam vừa phải cạnh tranh với doanh nghiệp các nước công nghiệp, vừa phải vượt những rào cản thương mại cục bộ của các nước này (thuế quan và phi thuế). Doanh nghiệp của các nước phát triển thường có lợi thế hơn trong những thị trường này.

- Thực hiện cam kết AFTA, buộc các doanh nghiệp Việt Nam đối mặt với những khó khăn xuất khẩu hàng hoá sang các nước ASEAN. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các mặt hàng thay thế nhập khẩu đang được bảo hộ cao như phương tiện vận tải, đồ uống, điện và điện tử, phân bón, sắt thép... sẽ phải chịu sức ép cạnh tranh ngày càng tăng. Ngoài ra, chúng ta còn phải đối mặt với vấn đề cạnh tranh đối với hàng hoá của nước thứ ba nếu khả năng xác định nguồn gốc xuất xứ hàng hoá của chúng ta hạn chế.

- Doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập thị trường Mỹ theo Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ phải cạnh tranh với doanh nghiệp của nhiều nước hiện có khả năng cạnh tranh mạnh hơn Việt Nam trong khi doanh nghiệp Việt Nam chưa hiểu biết nhiều về luật lệ, nhu cầu, thị hiếu, hệ thống phân phối, kinh doanh ở Mỹ.

- Các nước trong khu vực cũng đang đẩy mạnh liên kết kinh tế, như Thái Lan ký hiệp định riêng với Trung Quốc đẩy nhanh việc giảm thuế các mặt hàng xuất nhập khẩu theo chương trình thu hoạch sớm; Singapore ký Hiệp định thương mại song phương với Mỹ và Nhật Bản, mở cửa để hàng của Nhật và Mỹ xâm nhập thị trường ASEAN theo thuế AFTA... Những điều này đang tạo ra nguy cơ chuyển hướng thương mại bất lợi đối với hàng hóa của VN trong việc cạnh tranh, thâm nhập thị trường...

Tuy nhiên, với những nhận thức và đánh giá đúng đắn về quá trình toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta sẽ có những giải pháp thích hợp để tận dụng được các cơ hội của toàn cầu hoá và hạn chế được những khó khăn khi tham gia quá trình đó.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 85 - 86)