- Phát triển cơ sở hạ tầng
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM
CỦA VIỆT NAM
CỦA VIỆT NAM
Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam trong những năm qua đã được cải thiện đáng kể. Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã cạnh tranh được với sản phẩm cùng loại của các nước như thuỷ sản, cà phê, gạo, hạt điều, hàng may mặc, giầy da, hàng thủ công mỹ nghệ... Nhiều mặt hàng xuất khẩu đã khẳng định được chỗ đứng trên các thị trường khó tính như Hoa Kỳ, Nhật Bản và EU. Bên cạnh những mặt hàng truyền thống, đã xuất hiện các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh trong tương lai như công nghệ phần mềm, hàng điện tử. Tuy nhiên, nhìn chung năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam còn yếu kém so với các nước trong khu vực và thế giới.
Nền kinh tế Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn phát triển phụ thuộc nhiều vào các đầu vào sản xuất sẵn có như lao động và tài nguyên thiên nhiên. Năng lực cạnh tranh của phần lớn hàng hoá hiện nay đều dựa chủ yếu vào lợi thế cạnh tranh tĩnh là tài nguyên thiên nhiên và chi phí lao động thấp. Tuy nhiên lợi thế so sánh về chi phí lao động rẻ đang giảm dần trong khi chi phí cho các yếu tố và dịch vụ đầu vào khác lại cao do cơ sở hạ tầng còn yếu kém và không có nhiều nhà cung ứng trong nước. Xét trên cơ cấu hàng xuất khẩu, hàng nông sản chủ yếu xuất khẩu dưới dạng thô hay sơ chế nên chịu tác động của xu hướng tăng giá cánh kéo trên thế giới trong khi đa số hàng công nghiệp nhẹ và hàng chế tạo xuất khẩu của Việt Nam phải nhập khẩu nhiều linh phụ kiện. Yếu tố này đã làm tăng chi phí sản xuất kéo theo tăng giá thành sản phẩm của hàng hoá xuất khẩu. Trong khi đó, việc phát triển sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm chế biến lại gặp nhiều khó khăn rất lớn về vốn, công nghệ, chất lượng lao động và định hướng thị trường tiêu thụ...Tất cả những yếu tố đó đã ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh xuất