Gía xăng thông dụng (lit)

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 60 - 61)

- Trình độ quản lý:

7. Gía xăng thông dụng (lit)

1999 0,37 0,37 0,83 0,83 0,83 0,31 0,12 0,374 0,34 2001 0,35 0,35 0,68 0,68 0,30 0,34 0,14 0,32 0,07 2001 0,35 0,35 0,68 0,68 0,30 0,34 0,14 0,32 0,07 2003 0,35 0,35 0,72 0,72 0,36 0,35 0,19 0,35 0,04

Nguồn: [14, 229]

2.2.3. Tính tƣơng thích trên thị trƣờng xuất khẩu

Năng lực cạnh tranh xuất khẩu còn được xác định thông qua tốc độ mở rộng nhanh xuất khẩu và tăng thị phần - cho thấy mức độ mà một nền kinh tế sẵn sàng và có khả năng hoà nhập trên thị trường khu vực và toàn cầu.

Tính tương thích thương mại của Việt Nam được xem xét đối với một số thị trường xuất khẩu chính - các nước ASEAN, Trung Quốc, Mỹ và EU thông qua các tiêu chí như: (a) mức độ tương thích thương mại giữa Việt Nam và các thị trường; (b) xu thế tăng trưởng thị phần các sản phẩm của Việt Nam.

Việc phân tích tính tương thích thương mại và hoạt động xuất khẩu tập trung vào 4 nhóm hàng xuất khẩu như sau:

(1) Mặt hàng xuất khẩu truyền thống lớn, được xác định như các mặt hàng có giá trị xuất khẩu bình quân ít nhất là 100 triệu USD vào năm 2000. Có 14 nhóm sản phẩm loại này.

(2) Xuất khẩu quy mô vừa, có giá trị khoảng từ 40 triệu USD đến 100 triệu USD (12 nhóm sản phẩm).

(3) Xuất khẩu quy mô nhỏ khoảng từ 20 triệu USD đến 40 triệu USD (13 nhóm sản phẩm).

(4) Các mặt hàng xuất khẩu mới nổi vào khoảng 14 triệu USD đến 20 triệu USD (13 nhóm sản phẩm).

Theo các tiêu chí này, tổng số sản phẩm được chọn mẫu là 52 nhóm sản phẩm, chiếm 93% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước [5, 19].

(a) Tính tương thích thương mại trên các thị trường xuất khẩu

Chỉ số tương thích thương mại (Cvm) xác định mức độ tương thích giữa các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam và các mặt hàng được nhập sang các thị trường nước ngoài. Khi Việt Nam không xuất khẩu mặt hàng nào mà thị trường nước ngoài nhập vào, chỉ số này bằng 0. Còn chỉ số này bằng 1 khi tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm i của Việt Nam bằng tỷ lệ thị trường nước ngoài nhập sản phẩm đó. Nhìn chung, mức bình quân không gia quyền của bốn nhóm sản phẩm đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam và các mặt hàng nhập khẩu vào thị trường nước ngoài bằng 0,38, trong khi chỉ số tương thích thường khoảng từ 0,50 lên 0,60 đối với thương mại giữa các nước công nghiệp hoá, và bình quân là 0,20 đối với thương mại giữa các nước châu Mỹ La tinh [5, 20].

Bảng 2.5. Chỉ số tƣơng thích thƣơng mại của Việt Nam

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)