Cải cách doanh nghiệp Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 48 - 49)

- Phát triển cơ sở hạ tầng

2.1.3. Cải cách doanh nghiệp Nhà nƣớc

Trong quá trình chuyển đổi sang cơ chế thị trường, các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) đã được sắp xếp, tổ chức lại theo nhiều nghị định, quyết định: quyết định 315/HĐBT (ngày 1-9-1990), nghị định 388/HĐBT (ngày 20-11-1991), quyết định 90/TTg và quyết định 91/TTg (ngày7-3-1994), nghị định 44/NĐ-CP (ngày 29-6-1995), chỉ thị 500/TTg (ngày 25-8-1995) và chỉ thị 20/ TTg (ngày 21-4-1998)... Từ khoảng 15.000 DNNN đến nay chỉ còn khoảng 5.700 DNNN. Nhờ đó tiềm lực về vốn của các DNNN đuợc tăng lên đáng kể, quy mô vốn bình quân của mỗi doanh nghiệp tăng từ 3,1 tỷ đồng lên 11,5 tỷ đồng.

Tuy nhiên, vấn đề không phải là ở số lượng các DNNN mà ở tình trạng độc quyền của các DNNN và các hệ luỵ của nó. Hiện nay, trong một số lĩnh vực, độc quyền nhà nước bị biến thành độc quyền của DNNN. Việc lợi dụng độc quyền nhà nước, chuyển nó thành độc quyền doanh nghiệp đã làm méo mó nghiêm trọng môi trường kinh doanh. Xét trong chiến lược tổng thể và dài hạn, sự biến dạng độc quyền này gây ra những tổn thất lớn cho sự phát triển kinh tế. Thứ nhất, nó làm tăng các chi phí yếu tố đầu vào, làm suy yếu năng lực cạnh tranh của các sản phẩm Việt Nam. Thứ hai, tạo nguy cơ hình thành nhóm lợi ích độc quyền có thế lực mạnh và khả năng chi phối, định hướng chính sách.

Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sự kéo dài xu hướng bảo hộ. Trên thực tế, sự phát triển mạnh hơn của các ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu được dẫn dắt bởi chính sách bảo hộ của nhà nước. Hậu quả là một cơ cấu công nghiệp có năng lực cạnh tranh thấp, không đáp ứng được yêu cầu phát triển xuất khẩu và một cơ cấu xuất khẩu thiếu cạnh tranh.

Tỷ trọng tín dụng cho các khu vực kinh tế thể hiện mức cạnh tranh bình đẳng của các doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng, qua đó tác động lên năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Các DNNN cũng là khu vực được nhận phần lớn tín dụng từ các ngân hàng thương mại quốc doanh (khoảng 91% năm 1991). Tuy trong những năm gần đây tín dụng nhà nước

cho khu vực này có xu hướng giảm mạnh, còn khoảng 45% năm 2000; và tăng lên trong khu vực ngoài quốc doanh nhưng hiện tại các DNNN vẫn có khả năng vay dễ dàng mà không cần thế chấp và nhận tín dụng theo các chỉ thị của Chính phủ. Do vậy, tỷ trọng tín dụng của các doanh nghiệp nhà nước vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn, khoảng từ 55% -57% tổng tín dụng từ các ngân hàng thương mại nhà nước trong giai đoạn 1996-1998. Các doanh nghiệp tư nhân vẫn còn gặp khó khăn trong việc vay vốn ngân hàng.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)