Cải thiện yếu tố sản xuấ t nâng cao năng suất

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 38 - 39)

Năng suất là yếu tố thể hiện khả năng cạnh tranh. Năng suất sẽ tăng khi có sự cải thiện tất cả các yếu tố bao gồm vốn tài chính, TLSX, nguồn nhân lực, thể chế và quan trọng hơn là cải tiến công nghệ. Tiến bộ công nghệ có vai trò hết sức quan trọng đối với việc hình thành năng lực cạnh tranh quốc gia bền vững. Thực tế, 4 nước Hồng Kông, Hàn Quốc, Singapo và Đài Loan đã được xếp hạng vào nhóm có nền kinh tế phát triển nhờ vào chiến lược phát triển công nghệ của họ. Tất cả bốn nước trên đều có một quốc sách về chuyển giao công nghệ và đồng thời hình thành một thể chế để phát huy sự sáng tạo công nghệ trong nước thông qua FDI. Singapo đặc biệt chú ý đến công nghệ viễn thông, thông tin và liên lạc với mục tiêu phát triển các ngành dịch vụ có giá trị cao. Singapo được coi là "Thành phố thông minh", mà ở đó chính phủ xử lý và phê chuẩn giấy tờ qua mạng; thông quan trước bằng hệ thống điện tử và có viện công nghệ phần mềm đẳng cấp quốc tế.[13, 122]

Mặc dù Trung Quốc không phải là nền kinh tế sáng tạo, mà chủ yếu vẫn dựa vào việc sử dụng có hiệu quả công nghệ của nước ngoài nhưng với chiến lược rõ ràng là chủ động tiếp thu công nghệ qua FDI để nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng năng suất nên năng suất của Trung Quốc đã tăng lên rõ rệt ở mọi ngành từ nông nghiệp đến công nghiệp chế biến và công nghiệp chế tạo. Chất lượng sản phẩm của Trung Quốc cũng được cải thiện, thể hiện ở nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng thế giới về hàng Trung Quốc.

Trung Quốc đã vươn lên thành nước đứng thứ 4 thế giới về sản xuất hàng chế tạo. [13, 126]

Để đạt được tiến bộ công nghệ và cũng để tăng năng suất lao động, thì cần có lực lượng lao động có trình độ cao. Điều này đòi hỏi chi phí phù hợp của chính phủ cho giáo dục. Các nước Đông Á đều đầu tư rất nhiều vào giáo dục và đào tạo. Chính sự đầu tư này đã tạo điều kiện để các nước đạt được những thành tựu về phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và đảm bảo ổn định xã hội.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)