Hoàn thiện chính sách đầu tƣ

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 94)

- Trình độ quản lý:

3.3.2.Hoàn thiện chính sách đầu tƣ

2. Ngành chế tạo công nghệ thấp sử dụng

3.3.2.Hoàn thiện chính sách đầu tƣ

Trong giai đoạn phát triển năng lực cạnh tranh dựa vào yếu tố đầu tư như Việt Nam hiện nay thì đầu tư nước ngoài để tạo vốn và công nghệ là vô cùng quan trọng. Vì vậy, thu hút vốn đầu tư vào Việt Nam phải là một trong những hướng ưu tiên hàng đầu của Chính phủ. Do đó, những cải cách sắp tới của Chính phủ nhằm cải thiện môi trường đầu tư cần:

(1) Chính sách đầu tƣ trong nƣớc

Chính sách đầu tư nên từng bước giảm thiểu việc bảo hộ các ngành thay thế nhập khẩu mà khuyến khích đầu tư vào các ngành định hướng xuất khẩu. Vấn đề quan trọng cần được lưu tâm là phải có các biện pháp chuyển đổi một cách hiệu quả các nhân tố sản xuất (vốn, lao động, kỹ năng quản lý) từ các ngành thay thế nhập khẩu sang khu vực xuất khẩu.

* Mở rộng tín dụng đầu tư cho các dự án dân doanh.

Cần phải nới rộng chính sách liên quan đến những vấn đề tín dụng đầu tư từ Quỹ Hỗ trợ phát triển bao gồm cả tín dụng ưu đãi đầu tư theo hướng:

- Mở rộng đối tượng cho vay là các dự án được cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi), nhất là với doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

- Phân cấp cho UBND tỉnh, giám đốc chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển quyết định mức vốn tối đa của dự án.

- Quy định thời hạn giải ngân, giảm thiểu thủ tục để doanh nghiệp có thể chủ động đầu tư kịp thời. Xoá bỏ sự phân biệt đối xử trong thủ tục thế chấp giữa DNNN và doanh nghiệp dân doanh.

- Khoanh một phần của Quỹ Hỗ trợ phát triển cho tín dụng đầu tư cho khu vực dân doanh, công bố công khai nguồn, thủ tục vay vốn.

- Giảm lãi suất cho vay và tăng tỷ lệ tín dụng cho vay.

* Về cơ cấu đầu tư:

- Việc điều chỉnh cơ cấu đầu tư phải gắn với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, với tổng thể chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; cần dựa trên việc phân tích, xác định các ngành nghề, sản phẩm có năng lực cạnh tranh vào thời điểm hiện tại và trong tương lai để định hướng và khuyến khích phát triển mạnh. Cơ cấu đầu tư hợp lý trước hết phải được xây dựng dựa trên lợi thế so sánh của đất nước, của địa phương, gắn với quy hoạch vùng, quy hoạch lãnh thổ, đặc biệt là quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội thống nhất giữa các khu vực và các ngành trên địa bàn.

- Cần chọn thứ tự ưu tiên phù hợp với điều kiện của từng thời kỳ. Ở giai đoạn đầu, khi kinh tế còn kém phát triển, lao động dư thừa, năng lực vốn có hạn, cần ưu tiên đầu tư cho những ngành và doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, được trang bị hiện đại, có công nghệ tiên tiến để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, tiêu thụ được và có khả năng thu hồi vốn nhanh.

- Xã hội hoá đầu tư thông qua hình thành các dự án đầu tư Nhà nước hoặc tư nhân lớn và kêu gọi cổ phần đầu tư từ tất cả những đối tác có năng lực và nhu cầu đầu tư.

- Trong quá trình xây dựng cơ cấu đầu tư hợp lý phải coi trọng các yếu tố thị trường. Mở rộng phạm vi đầu tư do các tổ chức sản xuất kinh doanh lựa chọn trên cơ sở định hướng của Nhà nước và thực tiễn vận động của thị trường. Các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư không nên can thiệp quá sâu vào hoạt động đầu tư cụ thể mà tập trung sức làm tốt việc dự báo, cung cấp thông tin kinh tế, định hướng đầu tư...

Vốn đầu tư từ NSNN nên tập trung vào kết cấu hạ tầng sản xuất. Riêng lĩnh vực nông nghiệp, cần đầu tư vào khâu tạo giống, nhập khẩu giống mới năng suất cao... Đầu tư vào những ngành mà Trung Quốc và ASEAN không có ưu thế, ưu thế thấp hoặc giảm dần.

(2) Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

Một trong những nhân tố tạo điều kiện tiền đề cho tăng trưởng xuất khẩu là thu hút đầu tư nước ngoài. Đây là yếu tố ngoại lực hết sức quan trọng để trang bị cho nền kinh tế về công nghệ, kỹ thuật và trình độ quản lý nhằm phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam có lợi thế như công nghiệp chế biến sử dụng nhiều lao động, các ngành sử dụng công nghệ cao và lĩnh vực dịch vụ.

Để tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài trước hết cần tiếp tục cải thiện khuôn khổ pháp luật đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo hướng cải thiện năng lực, hiệu lực thi hành thể chế đầu tư để môi trường đầu tư hấp dẫn hơn thay vì tạo ra hệ thống khuyến khích, ưu đãi đầu tư thông qua mức thuế. Một số biện pháp cần thực hiện là:

- Tiếp tục đơn giản thủ tục cấp phép, tự do hơn trong lựa chọn hình thức công ty và tăng năng lực được thế chấp quyền sử dụng đất đối với các nhà đầu tư nước ngoài; cần xây dựng một khuôn khổ pháp luật minh bạch và nhất quán cho đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài;

- Từng bước mở đường cho việc áp dụng danh mục cấm đối với các doanh nghiệp ĐTNN; từng bước xoá bỏ yêu cầu nội địa hoá và tăng cường các biện pháp khuyến khích; xác định giá cho thuê đất trên cơ sở quan hệ cung và cầu và điều chỉnh về giá trị quyền sử dụng đất trong các liên doanh tương ứng với sự thay đổi giá cả;

- Tạo lập môi trường thuận lợi cho hình thức hợp tác liên doanh giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thông qua đó các doanh nghiệp trong nước học hỏi được kinh nghiệm quản lý, còn phía đối tác nước ngoài tranh thủ được nguồn lực trong nước để mở rộng quy mô đầu tư.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 94)