Khả năng tiếp cận thị trường nước ngoài.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 62)

- Trình độ quản lý:

5 nƣớc ASEAN

2.2.4. Khả năng tiếp cận thị trường nước ngoài.

Cơ chế GSP - Thuế suất thực tế áp dụng bởi các nước công nghiệp đối với những mặt hàng có xuất xứ Việt Nam và các nước đang phát triển khác thường thấp hơn mức thuế tối huệ quốc. Những nước đưa ra cơ chế GSP áp dụng thuế suất thấp hoặc bằng không đối với một số mặt hàng có nguồn gốc từ các nước đang phát triển có đủ tiêu chuẩn để tham gia cơ chế này. Mỹ, EU, Nhật Bản, Australia đã cho Việt Nam được tiếp cận ưu đãi với thị trường của mình theo cơ chế GSP. Tuy nhiên, những hình thái thương mại thế giới gần đây đang làm giảm những tác động có chủ đích của GSP. Khi các hiệp định thương mại đa phương làm giảm thuế quan trên toàn thế giới thì chênh lệch giữa thuế suất ưu đãi GSP và thuế suất tối huệ quốc ngày càng giảm đi.

Việc Việt Nam cam kết hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới thông qua việc tham gia vào các tổ chức như ASEAN, ký kết các Hiệp định thương mại song phương mà quan trọng là với EU và Mỹ, chuẩn bị gia nhập WTO sẽ có tác động đến khả năng tiếp cận thị trường của hàng hoá xuất khẩu Việt Nam.

Tác động sẽ không chỉ ở việc Việt Nam được hưởng các điều kiện thương mại bình đẳng dựa trên đối xử MFN, NT và ưu đãi hơn như GSP giành cho các nước đang phát triển trong quan hệ thương mại với các nước mà còn ở việc Việt Nam buộc phải cải cách chính sách thương mại theo hướng tự do hoá hơn. Cải cách chính sách thương mại theo hướng tự do hoá sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hoá nước ngoài tiếp cận thị trường Việt Nam, khuyến khích môi trường cạnh tranh lành mạnh cho hàng hoá sản xuất nội địa. Như vậy, tự do hoá thương mại thông qua cải cách chính sách thương mại trong nước có thể nâng cao hoặc giảm năng lực cạnh tranh quốc tế của các ngành trong nước.

Có thể nhận định chung về tác động thực hiện các cam kết như sau:

- Cải cách thương mại đơn phương có thể giúp bù đắp mất mát thương mại do biến động giảm giá đối với một số mặt hàng như cà phê và thuỷ sản bởi cả xuất khẩu và nhập khẩu sẽ tăng song xuất khẩu có tốc độ tăng nhanh hơn.

- Thực hiện các cam kết song phương và đa phương: Do phải giảm thuế suất nhập khẩu theo cam kết nên thu ngân sách từ thuế có thể giảm song có thể được bù đắp nhờ khối lượng nhập khẩu tăng. Ngoài ra, do cắt giảm thuế trên cơ sở có đi có lại nên xuất khẩu có chiều hướng tăng cao hơn. - Thực hiện các cam kết trong AFTA sẽ làm tăng cả xuất và nhập khẩu từ các nước trong khu vực nhưng nhập khẩu có xu hướng tăng nhanh hơn. Mức độ cạnh tranh đối với hàng nông sản, dệt may và da giày sẽ gay gắt hơn. Tuy nhiên, AFTA mang lại những nguồn lợi khác với tư cách là một khối thương mại.

- Hiệp định Việt Nam – Hoa Kỳ tạo ra nhiều cơ hội tiếp cận thị trường không chỉ vào thị trường Hoa Kỳ mà cả Bắc Mỹ; giảm những bóp méo thương mại ở cả thị trường trong nước và thị trường Hoa Kỳ. Hiệp định này còn đóng vai trò như chất xúc tác để EU áp dụng chính sách thương mại cởi mở hơn với Việt Nam. Như vậy, Việt Nam có thể hy vọng thu được lợi ích thương mại lớn nhờ sự giảm phân biệt đối xử ở hai thị trường chủ yếu này.

Ngoài ra, Hiệp định Việt Nam – Hoa Kỳ sẽ giúp thu hút được nhiều FDI để sản xuất hàng xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ.

- Những cải cách có thể để chuẩn bị gia nhập WTO cũng có thể làm tăng luồng thương mại, nhưng chắc chắn sẽ làm nảy sinh nhiều chi phí xã hội như việc giải quyết thất nghiệp, phá sản và giải thể doanh nghiệp. Nhiều ngành đang bảo hộ hiện nay sẽ đứng trước những thách thức cạnh tranh lớn.

Tóm lại, mở cửa thị trường, nới lỏng các rào cản là một trong những yếu tố kích thích tăng trưởng xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng xuất khẩu. Việc thực hiện cam kết trong ASEAN về khu vực AFTA, ký hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, đàm phán gia nhập Tổ chức thương mại thế giới…đã mở ra nhiều thị trường mới cho xuất khẩu cũng như thu hút đầu tư. Tuy nhiên, cải cách trong nước còn chậm và việc chậm trễ trong việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới có thể đẩy Việt Nam vào thế bất lợi so với các nước trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc. Những thoả thuận thương mại song phương được ký kết giữa các nước ASEAN với các nước khác cũng ảnh hưởng đến các cơ hội xuất khẩu của Việt Nam và làm năng lực cạnh tranh của Việt Nam giảm đi tương đối trên thị trường quốc tế và khu vực.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)