Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu dựa trên phát triển các lợi thế cạnh tranh mới:

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 89 - 91)

- Trình độ quản lý:

2. Ngành chế tạo công nghệ thấp sử dụng

3.2.2. Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu dựa trên phát triển các lợi thế cạnh tranh mới:

triển các lợi thế cạnh tranh mới:

Quá trình phát triển kinh tế thế giới trong thế kỷ 20 cho thấy trong khi nhiều nước khác tài nguyên dồi dào nhưng rất ít thành công trong cạnh tranh thị trường (như một số nước Nam Á và châu Phi) thì có nhiều quốc gia rất nghèo tài nguyên nhưng lại có năng lực cạnh tranh cao (như Nhật Bản,

Hàn Quốc) nhờ sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ và đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn và trình độ tay nghề cao.

Các chính sách công nghiệp hoá ở các nước Đông Á đã dẫn đến những thay đổi trong sản xuất công nghiệp, tạo ra những biến đổi về lợi thế so sánh, từ công nghiệp sử dụng nhiều lao động chuyển sang các ngành công nghiệp kỹ thuật cao. Song điều quan trọng hơn cả là những nước này đã dần dần nhận thức được rằng sức lao động rẻ đang mất dần tính sắc bén trong cạnh tranh. Con đường để cạnh tranh có hiệu quả là phải giảm hàm lượng lao động và tăng hàm lượng tư bản tương ứng trong giá thành sản phẩm và theo đó là việc nâng cao trình độ kỹ thuật và cải tiến chất lượng.

Đối với Việt Nam, lợi thế về tài nguyên và sức lao động rẻ cũng đang giảm dần ý nghĩa trong cạnh tranh. Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, một số sản phẩm Việt Nam có lợi thế so sánh nhờ vào khối lượng xuất khẩu lớn, chi phí lao động thấp, nhưng khi tham gia vào thị trường thế giới thì năng lực cạnh tranh do những lợi thế ấy mang lại đang có xu hướng giảm dần. Trong bối cảnh thương mại quốc tế hiện nay, lợi thế cạnh tranh của Việt Nam dựa trên các lợi thế so sánh với các sản phẩm nêu trên, xét về dài hạn, rất khó mang lại năng lực duy trì tốc độ tăng trưởng cao và bền vững cho Việt Nam. Đồng thời, lợi thế cạnh tranh dựa trên chi phí lao động rẻ cũng đang bị đe dọa bởi sự gia nhập ngày càng đông đảo của các nước có mức thu nhập thấp vào thị trường quốc tế. Vì vậy, cần hoàn thiện và bổ sung các yếu tố tạo ra lợi thế so sánh mới.

Đối với mỗi quốc gia, các yếu tố tạo ra lợi thế so sánh không thể được xem là bất biến mà chúng sẽ được bổ sung và hoàn thiện trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế của một quốc gia. Trước tình trạng các lợi thế tự nhiên ngày càng mất dần vai trò trong hệ thống sản xuất quốc tế thì giá trị được tạo ra bởi các ngành dựa trên những lợi thế này sẽ giảm đi. Do đó, vấn đề đặt ra là cần xác định được những lĩnh vực có tiềm năng và phát triển những lợi thế mới cho nền kinh tế.

Trong những năm gần đây, chính sách công nghiệp hoá, khuyến khích đầu tư trong nước và ngoài nước đã tạo điều kiện cho nền kinh tế Việt Nam chuẩn bị những cơ sở để chuyển từ có lợi thế so sánh dựa vào nguồn tài nguyên và lao động giản đơn sang có lợi thế so sánh về vốn (cả về mặt vật chất và con người) và công nghệ. Lợi thế so sánh không phải là yếu tố “nhất thành, bất biến” cũng không phải chỉ là các yếu tố nội sinh mà luôn luôn thay đổi và do nhiều yếu tố tác động như: cách ứng xử của các chủ thể trong thương mại quốc tế, sự phát triển của khoa học công nghệ, sự thay đổi chu

kỳ sống của sản phẩm và sự thay đổi của các chính sách và các cam kết quốc tế. Do đó việc nghiên cứu để phát huy các lợi thế so sánh của Việt Nam, nhất là lợi thế so sánh động có vai trò quyết định đến sự thành bại khi tham gia thương mại quốc tế.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)