phải do sự nỗ lực của chính bản thân doanh nghiệp bằng cách thực hiện các giải pháp vi mô thích hợp. Bên cạnh đó, nhà nước có vai trò quyết định trong việc tạo lập, hoàn thiện môi trường kinh doanh - cạnh tranh chung, thông qua đàm phán, ký các cam kết quốc tế về hội nhập và hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách, cơ chế về thương mại nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu.
1.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƢỚC VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH XUẤT KHẨU CẠNH TRANH XUẤT KHẨU
1.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƢỚC VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH XUẤT KHẨU CẠNH TRANH XUẤT KHẨU không chỉ ở việc đề ra định hướng, xây dựng chiến lược cạnh tranh mà còn ở việc tạo ra thể chế, môi trường và điều kiện thuận lợi để các thực thể trong nước có điều kiện chuyển từ lợi thế so sánh sang lợi thế cạnh tranh trên cơ sở xây dựng chiến lược nâng cao khả năng cạnh tranh quốc gia. Chiến lược này sẽ giúp thống nhất trình tự áp dụng các biện pháp tạo thuận lợi cho thương mại và xác định ưu tiên phân bổ nguồn lực, cải thiện cơ sở hạ tầng và các biện pháp nâng cao hơn khả năng cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ. Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng chính sách và tạo ra môi trường an toàn để sản xuất kinh doanh nhưng việc thực hiện chiến lược lại phụ thuộc vào giới kinh doanh.
Do đó, việc xây dựng sự liên kết hay cơ chế đối thoại chính thức giữa Chính phủ và doanh nghiệp có vai trò hết sức quan trọng giúp Chính phủ thường xuyên cập nhật được những thông tin đáng tin cậy, cần thiết cho việc xây dựng chiến lược và giới kinh doanh - những người trực tiếp thực hiện và bị tác động nhiều nhất từ những chiến lược của Nhà nước - có cơ hội thể hiện tiếng nói của mình; tất cả tạo ra sự đồng thuận trong nước để hỗ trợ cho phát triển.
Kế hoạch quốc gia về Xúc tiến và Cạnh tranh của Paraguay là một chiến lược xuất khẩu quốc gia kiểu mới, có sự phối hợp giữa Chính phủ và