Tạo môi trường kinh doanh hài hoà giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 35)

khu vực tư nhân

Không nên cho rằng sự tồn tại của doanh nghiệp nhà nước sẽ chỉ tạo ra một hình thức độc quyền trong nền kinh tế và không khuyến khích cạnh tranh để các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Ngay ở các nền kinh tế phát triển, đi theo nền kinh tế thị trường cũng tồn tại hệ thống các công ty có vốn lớn của chính phủ trong những ngành kinh tế và sản xuất đầu não như hàng không, viễn thông, giao thông vận tải, ngân hàng... Yếu tố quan trọng là làm

thế nào để tạo ra động lực cho các doanh nghiệp kể cả các doanh nghiệp quốc doanh và tư nhân tăng hiệu quả kinh doanh .

Trung Quốc áp dụng hình thức cải cách doanh nghiệp nhà nước dần dần. Sự tiếp cận dần dần này cũng giúp tiến hành song song những cải cách cần thiết trong khu vực ngân hàng bao gồm củng cố ngân hàng nhà nước, chuyển những ngân hàng quốc doanh sang những định chế tài chính làm ăn có lãi và sẵn sàng chịu rủi ro; cải cách tài khoá, chính sách thuế để tạo nguồn tài trợ và những cải cách xã hội khác. Chính với cách nhìn nhận này, Trung Quốc thay vì chú trọng vào cổ phần hoá các DNNN ngay từ đầu giai đoạn cải cách đã tạo điều kiện để khu vực phi nhà nước hình thành và phát triển, đặc biệt với hai chính sách phát triển các xí nghiệp hương trấn ở vùng nông thôn và phát triển các ngành nghề "cấp ba" và hình thức tự làm chủ ở thành thị. Khu vực phi nhà nước đã chứng tỏ hoạt động có hiệu quả hơn, đóng góp ngày càng tăng vào GDP và tạo công ăn việc làm cho gần 3/4 lao động ở Trung Quốc. Sự phát triển của khu vực phi nhà nước đã tự động thu hẹp các DNNN nhỏ làm ăn không có hiệu quả và khuyến khích nhiều DNNN chuyển đổi hình thức sở hữu. Việc Trung Quốc đặt các DNNN vào cuộc cạnh tranh đã tạo động lực để nhiều DNNN vươn lên làm ăn có hiệu quả. Mặt khác, một số DNNN phát triển theo hướng cổ phần hoá doanh nghiệp, chuyển thành doanh nghiệp do người lao động sở hữu. Bên cạnh những cải cách như vậy, Trung Quốc tập trung đầu tư vốn, công nghệ và nhân lực để hình thành một nhóm các DNNN trong các ngành kinh tế đầu não, có khả năng cạnh tranh toàn cầu.

Trung Quốc thay vì tiến hành cổ phần hoá nhanh khu vực DNNN đã thực hiện việc khuyến khích khu vực tư nhân phát triển. Doanh nghiệp tư nhân đã tạo động lực lớn phát triển kinh tế đất nước.

Với khả năng học hỏi nhanh và cạnh tranh về chí phí lao động, các doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc trong lĩnh vực chế tạo đang cạnh tranh rất gay gắt với các tập đoàn sản xuất hàng chế tạo lớn của nước ngoài không chỉ trên thị trường nội địa mà cả thị trường xuất khẩu. Trong khu vực tư nhân, đại bộ phần là các DNVVN. Những doanh nghiệp này tuy hạn chế về quy mô nhưng lại giúp giải quyết việc làm cho nhiều lao động, đặc biệt ở các địa phương và cũng tạo ra những nguồn thu đáng kể cho đất nước. Hầu hết các quốc gia đều hoàn thiện khuôn khổ luật pháp, hình thành mạng lưới các phòng thương mại hay các dịch vụ hỗ trợ cho DNVVN. Tính năng động của

các doanh nghiệp này đã tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

1.3.4. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)