MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 93 - 94)

- Trình độ quản lý:

3.3.MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM

2. Ngành chế tạo công nghệ thấp sử dụng

3.3.MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM

XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM

3.3.1.Tạo dựng môi trƣờng thể chế cho cạnh tranh

Một khu vực xuất khẩu năng động, linh hoạt và hoạt động theo định hướng thị trường cần có các thể chế tương thích với nó để phát huy hết mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực. Để có được một môi trường thể chế phù hợp cần:

- Nhà nước tôn trọng nguyên tắc và cơ chế hoạt động khách quan của thị trường, tạo điều kiện phát huy mặt tích cực, đồng thời khắc phục, hạn chế những tác động tiêu cực của thị trường. Bảo đảm quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp trong một môi trường cạnh tranh tự do, bình đẳng, trật tự, kỷ cương nhằm nâng cao sức cạnh tranh của Việt Nam trên thế giới, tiếp tục phát huy tác dụng tích cực của Luật doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công dân hoạt động kinh doanh bằng việc huỷ bỏ các loại giấy phép, phê duyệt và thủ tục không cần thiết.

- Nhanh chóng cho ra đời Luật Cạnh tranh và kiểm soát độc quyền.

Hiện nay, Dự thảo 9 của Luật cạnh tranh và kiểm soát độc quyền đang được thảo luận và dự kiến sẽ thông qua vào năm 2004. Bộ Luật này rất cần thiết đối với Việt Nam trong điều kiện môi trường cạnh tranh trong nước. Tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, không phân biệt đối xử là điều kiện quan

trọng để khuyến khích cạnh tranh lành mạnh. Điều kiện, môi trường kinh doanh phải bình đẳng cho mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần khác nhau. Bình đẳng từ luật lệ, thể chế, từ các điều kiện về đất đai, tài chính, thuế khóa, tín dụng ngân hàng cho đến vai trò pháp nhân trong tranh tụng.

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật, đặc biệt là các pháp luật kinh tế. Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng nhằm đảm bảo hiệu lực hợp đồng, kỷ luật thị trường, tạo điều kiện để thị trường vốn, thị trường tiền tệ phát triển hiệu quả. Hình thành đồng bộ và tiếp tục phát triển, hoàn thiện các loại thị trường đi đôi với xây dựng khuôn khổ pháp lý và thể chế, để thị trường hoạt động năng động, có hiệu quả, có trật tự, kỷ cương trong môi trường cạnh tranh lành mạnh, công khai, minh bạch, hạn chế và kiểm soát độc quyền kinh doanh. Có giải pháp hữu hiệu chống buôn lậu và gian lận thương mại.

- Việc cải cách khung khổ thể chế phải phù hợp với các qui định, tập quán và thông lệ kinh doanh quốc tế. Tiến hành điều tra, đánh giá lợi thế so sánh và năng lực cạnh tranh của từng sản phẩm, từng ngành hàng, từng loại dịch vụ, từng doanh nghiệp, từng địa phương để xây dựng kế hoạch, biện pháp thiết thực nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và cho hàng hoá, dịch vụ Việt Nam, tạo cơ sở cho việc hoạch định chiến lược, chính sách và ra các quyết định thích hợp trong tiến trình hội nhập.

- Tăng cường hiệu quả và giảm chi phí cho các hàng hoá và dịch vụ công như giá điện, nước, bưu chính viễn thông, năng lượng, cước phí vận tải, phí dịch vụ bến cảng, sân bay, dịch vụ hành chính. Việc tháo gỡ rào cản, giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp là giải pháp thiết thực tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 93 - 94)