Năng lực cạnh tranh phản ánh qua tỷ giá hối đoái thực

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 64)

- Trình độ quản lý:

5 nƣớc ASEAN

2.2.5. Năng lực cạnh tranh phản ánh qua tỷ giá hối đoái thực

Năng lực cạnh tranh quốc tế của Việt Nam còn được phản ánh ở tỷ giá hối đoái thực, có tính đến cả những biến động giá nói chung ở Việt Nam so với ở từng nước bạn hàng, và tỷ giá so sánh hàng không tham gia xuất nhập khẩu và hàng xuất nhập khẩu.

Bảng 2.6: Tỷ giá danh nghĩa và thực tế của Việt Nam (1995 = 100)

Tỷ giá danh nghĩa Tỷ giá thực tế (REER)

REER1 REE2 1990 47 63 29 1991 84 52 41 1992 101 73 72 1993 96 101 95 1994 99 104 97 1995 100 100 100 1996 100 118 112 1997 106 125 115 1998 120 127 116 1999 126 118 121

2000 128 123 125

2001 132 124 122

REER1 là tỷ giá danh nghĩa được điều chỉnh theo lạm phí của mỗi nước bạn hàng.

REER2 là tỷ số giữa giá của nước bạn hàng với giá trong nước tính theo chỉ số giá tiêu dùng Chú thích: Chỉ số tăng phản ánh sự lên giá, giảm phản ánh sự mất giá.

Nguồn: [5, 38].

Xem xét tỷ giá thực của Việt Nam ở quy mô toàn cầu và những thị trường chính, tính theo những đồng tiền của những thị trường xuất khẩu chính ở ASEAN, Nhật Bản, EU, Trung Quốc và Mỹ, có thể thấy những diễn biến khác nhau trong tỷ giá so sánh thực giữa Việt Nam với các nước bạn hàng chính phản ánh xu hướng chênh lệch dần vê năng lực cạnh tranh quốc tế của đất nước. Trong những nằm gần đây, năng lực cạnh tranh của Việt Nam được cải thiện ở Trung Quốc, và trong chừng mực nào đó cả ở Mỹ, nhưng lại xấu đi ở 5 nước ASEAN và EU. Việc mất năng lực cạnh tranh ở thị trường châu Âu từ giữa những năm 90 là hậu quả của việc lên giá của USD so với đồng EURO và do sự gắn chặt giữa đồng Việt Nam với USD. Kết quả là các nhà xuất khẩu Việt Nam có được vị trí thuận lợi hơn ở thị trường Mỹ và Trung Quốc, so với ở 5 nước ASEAN và Nhật Bản. Trong chừng mực mà các nhà nhập khẩu ở thị trường nước ngoài phản ứng trước những chênh lệch về giá tương đối giữa Việt Nam và những nước cạnh tranh cung ứng khác trên những thị trường đó, thì cầu đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam ở thị trường Mỹ và Trung Quốc sẽ thuận lợi hơn ở Nhật bản, EU và 5 nước ASEAN.

Những khác biệt trong năng lực cạnh tranh của Việt Nam ở mỗi thị trường chính cho thấy sự cần thiết phải có những phân tích chi tiết về sự truyền tải từ tỷ giá sang xuất khẩu. Theo kết quả nghiên cứu của WB, độ co giãn của cầu theo tỷ giá thực dài hạn đối với hàng xuất khẩu trên thị trường toàn cầu là -1,8 về ngắn hạn và -2.0 về dài hạn. Trong ngắn hạn, độ co giãn giá cạnh tranh là -0,1 ở 5 nước ASEAN, -0,3 ở thị trường Mỹ, còn về dài hạn là -0,4 ở thị trường Mỹ và -1,9 ở thị trường EU. Kết quả cũng khẳng định kỳ vọng về độ co giãn tương đối cao theo thu nhập của cầu đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Điều này đặc biệt quan trọng trong thị trường 5 nước ASEAN về dài hạn, cũng như ở thị trường Nhật Bản và Mỹ. Do có vị trí cạnh tranh tương đối thuận lợi của xuất khẩu sang những thị trường đó so với EU, nên tình hình này sẽ có lợi cho xuất khẩu sang những thị trường đó.

Bảng 2.7: Độ co giãn của cầu đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam theo giá cạnh tranh và thu nhập

Độ co giãn theo: Giá Thu nhập Thế giới Ngắn hạn Dài hạn -1,78 -1,97 0,83 1,31 ASEAN - 5 Ngắn hạn Dài hạn -0,05 Na 0,16 7,58 EU Ngắn hạn Dài hạn -0,27 -1,90 0,14 1,00 Nhật bản Ngắn hạn Dài hạn -0,08 -0,34 1,45 5,80 Mỹ Ngắn hạn Dài hạn -0,29 -0,41 0,72 4,75 Nguồn: [5, 38].

2.2.6 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

(1) Thị phần của các doanh nghiệp .

Trong hơn một thập niên qua thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam đã được mở rộng tới hơn 120 nước trên hầu hết các châu lục. Tuy nhiên, khả năng chiếm lĩnh thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự vững chắc. Theo điều tra toàn bộ ngành công nghiệp của VCCI, chỉ có 23,8% số doanh nghiệp được điều tra đã xuất khẩu; 13,7% có triển vọng về xuất khẩu và phần lớn - tới 62,5% không có khả năng xuất khẩu. Điều tra gần đây (3/2002) của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương và Đại học Tổng hợp Australia cho thấy trong số 490 doanh nghiệp được điều tra có gần 70% doanh nghiệp tư nhân chỉ kinh doanh trên thị trường nội địa và sản xuất để xuất khẩu chỉ có gần 8% [14, 213].

(2) Năng lực cạnh tranh của sản phẩm

Sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam nhìn chung ngày càng đựơc nâng cao, được thể hiện qua mức tăng trưởng xuất khẩu tăng khá ngoạn mục tại các thị trường xuất khẩu thế giới trong hơn một thập niên qua. Tuy nhiên, so với nhiều nước trên thế giới hàng hóa Việt Nam vẫn còn có sức cạnh tranh kém do chất lượng nhiều sản phẩm còn thấp, chủng loại nghèo nàn việc thay đổi mẫu mã còn chậm tính độc đáo còn chưa cao.

Trong cơ cấu hàng xuất khẩu, tỷ trọng hàng sơ chế, nguyên liệu thô, nông sản còn cao trong khi hàng công nghiệp chế biến, hàng công nghiệp

cao tuy có xu hướng gia tăng song vẫn còn thấp so với nhiều nước trong khu vực. Nhìn chung, hàng xuất khẩu Việt Nam có giá trị gia tăng thấp, chủ yếu dựa trên lợi thế so sánh như tài nguyên thiên nhiên, sức lao động tương đối rẻ. Một hạn chế của hàng hóa Việt Nam là tính độc đáo của sản phẩm Việt Nam nói chung không cao. Ngoại trừ số ít sản phẩm mang đậm bản sắc và văn hoá dân tộc đặc thù như hàng thủ công mỹ nghệ, dịch vụ du lịch ..., các sản phẩm khác còn lại hầu như luôn đi sau các nước khác về kiểu dáng, tính năng, nhiều sản phẩm tiêu dùng và công nghiệp lạc hậu nhiều thế hệ so với thế giới .

(3) Khả năng tiếp cận đầu vào & chi phí sản xuất

Như phần trên đã phân tích, việc Việt Nam có kết cấu hạ tầng (trong đó hệ thống hải quan cũng được tính đến) tuy ngày càng được cải thiện song vẫn còn yếu kém hơn nhiều nước trong khu vực là yếu tố khiến chi phí sản xuất của Việt Nam bị đội cao, làm giảm giá trị gia tăng của hàng hóa và dịch vụ, qua đó hạn chế năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam. Mặc dù sức lao động ỏ Việt Nam là tương đối rẻ song do năng suất lao động còn thấp hơn nên chi phí lao động cho một sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam còn khá cao.

Một trong những yếu tố làm tăng chi phí đầu vào của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân là khả năng tiếp cận tới nguyên vật liệu đầu vào. Trên thực tế nhiều doanh nghiệp tư nhân phải dựa vào DNNN (qua uỷ thác thương mại) để có đầu vào nhập khẩu và đôi khi cả đầu vào trong nước do DNNN sản xuất độc quyền. Do vậy, hệ quả chung là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có chi phí đầu vào cao hơn các doanh nghiệp nhà nước.

Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là việc phần lớn các đầu vào cho sản xuất được nhập khẩu (trên 80%). Sự chậm trễ trong việc giao nhận các đầu vào nhập khẩu cũng ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành sản phẩm trong khi các nhà quản lý cũng không thể đầu tư cho dự trữ do nguồn vốn còn hạn chế. Hơn nữa, do hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện việc bán hàng theo giá FOB nên các đối tác và chủ chủ sở hữu có rất ít liên hệ ra nước ngoài, chưa có kinh nghiệm thực tế để tìm kiếm nguồn nguyên liệu và do đó không xác định chính xác và duy trì các thị trường cho sản phẩm của mình hay phát triển những sản phẩm mới theo thị hiếu thời trang luôn thay đổi. Việc hạn chế các công ty có vốn đầu tư nước ngoài tham gia đầy đủ vào các hiệp hội

ngành cũng làm trầm trọng thêm các khó khăn của ngành nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)