- Trình độ quản lý:
2. Ngành chế tạo công nghệ thấp sử dụng
3.3.6. Phát triển kết cấu hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ cho xuất khẩu
Để nâng cao chất lượng dịch vụ cho xuất khẩu, trước hết phải ưu tiên nhất định đối với việc đầu tư cho kết cấu hạ tầng. Trong thời gian trước mắt Việt Nam nên tập trung đầu tư vào cầu, đường và cung ứng điện. Tuy nhiên, xuất phát từ lợi ích phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam, nâng cấp đường sắt, cung cấp nước sạch, các hệ thống thoát nước và xử lý rác thải cũng là yêu cầu cấp bách. Hợp tác phát triển có thể cung cấp hỗ trợ kỹ thuật trong các lĩnh vực tư vấn chính sách cũng như việc xây dựng thể chế và năng lực. Đồng thời trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng kỹ thuật, sự tham gia của tư nhân cần được ưu tiên hơn. Bên cạnh đó cần cải tiến thủ tục hải quan, nâng cấp dịch vụ cảng biển, giảm cước phí viễn thông, giá điện, vận tải biển và hàng không. Tạo điều kiện để các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tiếp cận bình đẳng với các dịch vụ hỗ trợ kể cả thông tin và vốn. Cuối cùng, khâu quan trọng nhất là hạn chế độc quyền trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ, tạo điều kiện để khu vực tư nhân và đầu tư nước ngoài tham gia kinh doanh.
3.3.7. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Năng lực cạnh của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của một hệ thống các yếu tố tác động từ bên ngoài lẫn bên trong doanh nghiệp. Vì vậy, giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phải đồng bộ, có tính hệ thống và liên hoàn giữa các biện pháp cụ thể tương ứng với các yếu tố ảnh hưởng nêu trên. Các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, chủ yếu do các doanh nghiệp đề xuất và tự thực hiện. Tuy nhiên, Nhà nước cần thực hiện các biện pháp hỗ trợ, khuyến khích để các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, trong đó có các biện pháp: tạo môi trường thuận lợi cho kinh doanh, cho cạnh tranh lành mạnh và đúng pháp
luật, hạn chế độc quyền; đầu tư tạo cơ sở hạ tầng kỹ thuật chung cho các doanh nghiệp; Nhà nước thực hiện các chính sách khuyến khích xuất khẩu, hỗ trợ thông tin, đào tạo và xúc tiến xuất khẩu…Cụ thể là:
(1) Nâng cao hiệu quả của DNNN
Bản chất chính của việc các DNNN hoạt động thiếu hiệu quả là do các doanh nghiệp còn được bảo hộ, do vậy việc làm cấp thiết là đẩy nhanh hơn nữa quá trình cải cách, nâng hiệu quả doanh nghiệp nhà nước (cổ phần hoá, giao, bán, khoán, cho thuê...) bằng cách xoá bỏ dần bao cấp cho doanh nghiệp nhà nước dưới mọi hình thức. Kết quả đạt được còn khiêm tốn trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước trong một vài năm gần đây một lần nữa cho thấy chính sách bảo hộ, ưu đãi DNNN, vấn đề lợi ích nhóm là những yếu tố căn bản cản trở quá trình cải cách DNNN mà đặc biệt là cổ phần hoá DNNN. Để nâng cao hiệu quả của DNNN cần:
- Hoàn thành về cơ bản việc sắp xếp, tổ chức lại và đổi mới quản lý doanh nghiệp nhà nước, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh, bảo đảm quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh;
- Thành lập công ty mua bán nợ và tài sản của doanh nghiệp nhà nước để xử lý nợ và tài sản không cần dùng, tạo điều kiện lành mạnh hoá tài chính doanh nghiệp;
- Kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổng công ty để hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh ở một số lĩnh vực then chốt của nền kinh tế quốc dân.
Chiến lược lâu dài là phải nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hoá và doanh nghiệp Việt Nam. Điều quan trọng là phải xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh và kiểm soát độc quyền đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là phải tạo ra môi trường kinh doanh thông thoáng, bình đẳng hơn nữa cho các doanh nghiệp tư nhân. Đây là điều kiện tiên quyết để nâng cao hiệu quả cho tất cả các doanh nghiệp thông qua việc nâng cao, cải tiến công nghệ, phương thức quản lý nhằm giảm chi phí đầu vào.
(2) Khuyến khích phát triển khu vực kinh tế tư nhân:
Khuyến khích phát triển khu vực kinh tế tư nhân, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải được coi là nhiệm vụ lâu dài và then chốt để phát triển kinh tế nói chung và phát triển xuất khẩu nói riêng. Hạn chế của lĩnh vực này là một trong những nguyên nhân chủ yếu kìm hãm tốc độ tăng
trưởng xuất khẩu. Chính vì vậy, cải thiện môi trường đầu tư và xuất khẩu cho tư nhân là một trong những giải pháp cần được quan tâm hơn nữa.
Theo hướng này các chính sách phải tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập doanh nghiệp, mở rộng quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp, trước hết là trong lĩnh vực xác định giá cả, quảng cáo, quản lý nhân sự, quản lý tài chính tiền lương, chế độ khuyến khích, thành lập chi nhánh và văn phòng đại diện. Xoá bỏ các trở ngại hành chính quan liêu, tăng cường tính minh bạch. Mở rộng cạnh tranh trong xây dựng và cung cấp các dịch vụ hạ tầng. Tạo điều kiện thuận lợi để khu vực tư nhân dễ dàng tiếp cần các dịch vụ hỗ trợ như tín dụng, thông tin, tư vấn.
(3) Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm:
Lợi thế so sánh của sản phẩm hiện nay (làm giá trị gia tăng của sản phẩm tăng lên, trực tiếp nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp) phụ thuộc rất lớn vào việc nâng cao tính độc đáo; hàm lượng tư bản và tri thức trong sản phẩm; vào năng lực cải tiến mẫu mã, bao bì và dịch vụ hậu mại của sản phẩm, v.v. cho phù hợp với nhu cầu thị trường. Có như vậy mới làm giá trị gia tăng của sản phẩm tăng lên, trực tiếp nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, Nhà nước cần hỗ trợ doanh nghiệp trong hoat động xúc tiến thương mại; cung cấp thông tin; trong đào tạo, nghiên cứu và triển khai công nghệ; khuyến khích phát triển các loại hình dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu. Bên cạnh dịch vụ nghiên cứu thị trường và phân tích thông tin, rất cần phát triển thêm các dịch vụ khác như dịch vụ giao nhận và thông quan, dịch vụ phân tích tài chính, bao gồm cả phân tích rủi ro về tỷ giá, dịch vụ pháp lý .... thực hiện các chính sách để giảm thiểu chi phí đầu vào cho doanh nghiệp, đặc biệt những chi phí doanh nghiệp không có khả năng điều chỉnh (điện, nước, viễn thông, vận tải hàng không, đường biển...); hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tiết kiệm tối đa chi phí giao dịch cho doanh nghiệp, v.v.