Phân theo nhóm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn (Trang 50 - 52)

- Khoa học và Công nghệ (Technology): sự phát triển của khoa học

b. Phân theo nhóm

- Nguyên vật liệu 640 508 1.310 1.154 1.553 11.961 12.118

- Máy móc, thiết bị - - - 33.614 1.648 23.042 13.078

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hậu Giang, 2005-2011.

Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Hậu Giang cũng giống như các tỉnh ĐBSCL khác, chủ yếu là hàng nông sản và thủy sản chế biến, một ít hàng tiểu thủ công nghiệp, chưa có sản phẩm công nghiệp như cơ khí điện tử và hàng công nghiệp tiêu dùng xuất khẩu. Chiếm tỷ trọng cao nhất vẫn là mặt hàng thủy sản khoảng 90-95%, lớn nhất là cá chế biến, sau đó là tôm và các loại thủy sản

khác (nghêu sò, lươn…); còn lại là nông sản và hàng tiểu thủ công nghiệp, trong đó hàng nông nghiệp tăng đột biến vào năm 2011 (chiếm tới 15% tổng giá trị xuất khẩu).

Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu chủ yếu vẫn là nguyên vật liệu phục vụ công nghiệp chế biến, từ năm 2008, bắt đầu có nhập máy móc thiết bị, với giá trị chiếm tỷ trọng khá lớn. Năm 2010, trong tổng số nhập 35,643 triệu USD, có đến 23,042 triệu USD là nhập khẩu thiết bị, chiếm 65% tổng giá trị nhập khẩu.

Nhìn chung, giá trị xuất khẩu của Hậu Giang tăng chậm, các mặt hàng xuất khẩu còn chưa đa dạng, mặt hàng thủ công nghiệp còn ít, cơ cấu vẫn mang tính chất chung của cả vùng ĐBSCL là nông sản và thủy sản. Để có hướng bứt phá, thời kỳ tới cần tăng dần xuất khẩu mặt hàng tiểu thủ công nghiệp và mặt hàng công nghiệp tiêu dùng, đồng thời tập trung vào các mặt hàng chế biến nông sản có giá trị cao xuất khẩu. Nhập khẩu của tỉnh không nhiều và thay đổi cơ cấu nhập khẩu từ nhập nguyên liệu sang nhập máy móc thiết bị là hướng đi đúng đắn, phù hợp với Hậu Giang.

* Về du lịch

Dịch vụ du lịch từng bước phát triển, chất lượng phục vụ được nâng lên nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của du khách. Tỉnh đã xác định du lịch sinh thái ngập nước, sinh thái miệt vườn với cảnh quan nguyên sơ và phong cảnh đồng quê là những hấp dẫn “số một” của du lịch Hậu Giang. Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng với động thực vật đặc trưng vùng sinh thái ngập nước, Chợ nổi Ngã Bảy, hay vườn Bưởi Năm Roi, đặc sản cá Thác Lác,... tất cả phải được “chăm chút” để nâng cao tính “đặc sản” của sản phẩm du lịch. Tổng lượng khách du lịch năm 2011 khoảng 130.000 lượt, tăng 40.000 lượt so với năm 2004, tăng bình quân 5,4%/năm.

Khách nội địa đến Hậu Giang tập trung nhiều ở các tỉnh phía Nam như thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố, thị trấn mà người dân có thu nhập khá cao. Sau những ngày làm việc trong tuần, các gia đình tổ chức đi nghỉ cuối tuần ở các miệt vườn sinh thái, thưởng thức bầu không khí sông nước miền Tây. Ngoài ra, lượng khách nội địa từ các tỉnh lân cận đến Hậu Giang còn thông qua giao lưu buôn bán tại các chợ nổi Ngã Bảy hay đến các lễ hội của người Khmer. Ngoài ra, cũng phải kể đến lượng khách đi công vụ, hội nghị kết hợp với du lịch, tham quan các di tích lịch sử kháng chiến.

Về khách quốc tế, năm 2010 có 1500 lượt người. Khách quốc tế đến Hậu Giang chủ yếu theo từng nhóm riêng lẻ nhằm mục đích đi tham quan các di tích lịch sử, các thắng cảnh đặc trưng của vùng sông nước miệt vườn, thưởng thức bầu không khí trong lành. Trong đó, có một số là đi công vụ kết hợp với nghiên cứu, tìm hiểu di tích lịch sử, phong tục tập quán của người dân miền Tây Nam Bộ, với nền văn hóa Khmer đặc trưng.

Bảng 3.16: Tình hình phát triển du lịch Hậu Giang

Chỉ tiêu ĐVT 2004 2005 2008 2010 1. Mạng luới - Khách sạn, nhà nghỉ Cái 4 9 18 30 - Công suất sử dụng phòng % 20 22 22 25 Nhà hàng 2. Tổng lượt khách du lịch Lượt khách 90.563 73.051 72.657 118.000 - Khách quốc tế Lượt khách 0 0 184 1500

- Ngày lưu trú khách quốc tế Ngày 1,20 1,23

- Khách nội địa Lượt khách 90.563 73.051 72.473 116.500

- Ngày lưu trú khách nội địa Ngày 1,15 1,15 1,14 1,19

- Khách nội địa so TS % 100,0 100,0 99,7 98,7

3. Doanh thu du lịch Triệu đồng 1.700 1.778 2.286 7.000

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn (Trang 50 - 52)