- Khoa học và Công nghệ (Technology): sự phát triển của khoa học
3.2 Kết quả đạt được và hạn chế trong chuyển dịch cơ cấu công nghiệp và xây dựng
xây dựng
3.2.1 Kết quả đạt được
GDP khu vực công nghiệp và xây dựng tăng trưởng nhanh và chiếm 31,32% trong GDP tổng thể kinh tế tỉnh. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất 19,75%/năm, trong đó công nghiệp tăng 16%, xây dựng tăng 25%. Sự tăng trưởng của khu vực này là phù hợp với xu hướng cạnh tranh.
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng thời kỳ 2006-2010 đạt 15,3%, trong đó tốc độ tăng của công nghiệp đạt 6,8%, thấp hơn nhiều so với quy hoạch năm 2006 (quy hoạch 14,6%), tốc độ xây dựng tăng tới 43%, vượt xa mức mức quy hoạch (quy hoạch 30%).
Bảng 3.9: Tốc độ tăng trưởng giá trị SX công nghiệp và xây dựng (giá SS 1994)
ĐVT: Tỷ đồng
- Công nghiệp 2.356 2.427 3.069 3.236 3.154 3.283 4.212 6,8 - Xây dựng 380 695 854 1.019 1.623 2.267 2.421 43,0
Tổng cộng 2.736 3.122 3.923 4.255 4.777 5.550 6.633 15,3
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hậu Giang, 2005- 2011.
Năm 2012, giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 1994) 5.166 tỷ đồng, đạt 110,87% kế hoạch và bằng 124,07% cùng kỳ năm trước. Nếu tính theo giá thực tế thì thực hiện được 15.688 tỷ đồng, đạt 133,1% kế hoạch năm, bằng 136,1% so với cùng kỳ. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến thực hiện đạt 5.088 tỷ đồng, tăng 23,83% so với cùng kỳ năm trước, đạt 110,61% kế hoạch năm, ngành công nghiệp điện, khí đốt và nước đạt 78 tỷ đồng, tăng 41,82% so với cùng kỳ năm trước, đạt 130% kế hoạch năm.
Năm 2013, ngành công thương tỉnh đã tham mưu, đề xuất, kiến nghị với UBND tỉnh, các bộ, ngành có liên quan về giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất công nghiệp nhất là những mặt hàng có khả năng tăng trưởng như: tôm, cá đông lạnh, mía đường, gạo, hàng thủ công mỹ nghệ,… Giải quyết các khó khăn cho nhà đầu tư, thúc đẩy tiến độ xây dựng và đi vào hoạt động một số dự án để có bước phát triển mạnh về giá trị sản xuất công nghiệp trong những năm tới.
* Về quy mô ngành công nghiệp
Quy mô toàn ngành công nghiệp Hậu Giang năm 2010 theo giá thực tế đạt 7.859 tỷ đồng, theo giá so sánh 1994 đạt 3.283 tỷ đồng. Nhìn chung, quy mô công nghiệp còn nhỏ, không có công nghiệp khai khoáng, công nghiệp của tỉnh gồm hai ngành cơ bản, đó là: công nghiệp chế biến và công nghiệp sản xuất, phân phối điện, nước, khí đốt.
* Về cơ cấu ngành công nghiệp
Công nghiệp chế biến, năm 2010 đạt 7.827 tỷ đồng, chiếm 99,7% toàn ngành công nghiệp. Trong công nghiệp chế biến thì công nghiệp sản xuất thực phẩm và đồ uống chiếm tỷ trọng lớn nhất tới 90% toàn bộ ngành công nghiệp, tất các các ngành còn lại như dệt, may, gỗ lâm sản, giấy, in, hóa chất và nhựa, phi kim loại, kim loại, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, bàn ghế chỉ chiếm 7%. Nhiều ngành quan trọng như máy móc thiết bị, phương tiện vận tải đều dưới 1%.
Công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt và nước còn rất nhỏ bé, chỉ có đạt 0,3%, với quy mô khoảng 31,3 tỷ đồng.
Bảng 3.10: Quy mô và cơ cấu ngành công nghiệp tính theo giá trị sản xuất
ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 - CN chế biến 3.751,2 3.979,5 5.236,3 6.184,8 6.418,2 7.827,2 10.673 So TC (%) 99,8 99,7 99,7 99,7 99,5 99,6 99,6 - CNSX, phân phối điện, khí đốt, nước 8,95 11,6 16,1 19,9 31,8 31,3 42,3 So TC (%) 0,24 0,29 0,31 0,32 0,49 0,41 0,41 Tổng cộng 3.760,1 3.991,1 5.252,4 6.204,7 6.450,0 7.858,5 10.715
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hậu Giang, 2005-2011.
* Về cơ cấu thành phần công nghiệp
Cơ cấu thành phần của công nghiệp Hậu Giang chủ yếu là công nghiệp địa phương, còn công nghiệp của các ngành Trung ương chưa có gì. Đầu tư nước ngoài mới bắt đầu và quy mô còn nhỏ.
Bảng 3.11: Quy mô và cơ cấu thành phần tính theo giá trị sản xuất công nghiệp
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Toàn ngành công nghiệp 3.760 3.991 5.252 6.205 6.450 7.859 10.715 a. Khu vực k/tế trong nước 3.760 3.991 5.250 6.196 6.450 7.845 10.699
So Tổng số (%) 100,0 100,0 100,0 99,9 100,0 99,8 99,8
1. Quốc doanh 1.624 1.643 2.055 2.139 2.359 2.718 3.310
So KT trong nước (%) 43,2 41,2 39,1 34,5 34,3 34,6 31,0
+ Trung ương - - - - - 18 -
+ Địa phương 1.624 1.643 2.055 2.139 2.359 2.700 3.310
2. Ngoài quốc doanh 2.136 2.348 3.195 4.057 4.091 5.127 7.389
So KT trong nước (%) 56,8 58,8 60,9 65,5 65,7 65,4 69,0 + Tập thể 7,9 14,6 8,6 9,2 17,8 14 22 So Ngoài QD (%) 0,4 0,6 0,3 0,2 0,2 0,2 0,3 + Tư nhân 176,4 199,4 196 268,2 310,5 268 481 So Ngoài QD (%) 8,3 8,5 6,1 6,6 6,5 5,2 6,5 + Cá thể (hộ gia đình) 668 729 885 1015 1.173 1.341 1.561 So Ngoài QD (%) 31,3 31,0 27,7 25,0 25,3 26,2 21,1 + Hỗn hợp 1.284 1.405 2.105 2.765 2.590 3.506 5.325 So Ngoài QD (%) 60,1 59,8 65,9 68,2 68,0 68,4 72,0 b. K/tế có vốn Đ/tư n/ngoài 2,5 7,8 13,6 16,0 TĐ 100% vốn nước ngoài 2,5 7,8 13,6 16,0 So Tổng số (%) 0,05 0,13 0,17 0,15
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hậu Giang, 2005-2011.
Khu vực kinh tế trong nước (trên lãnh thổ tỉnh) chiếm 99,8% toàn bộ công nghiệp trên lãnh thổ tỉnh, bao gồm các thành phần: Công nghiệp quốc doanh mà toàn bộ là công nghiệp quốc doanh địa phương năm 2010 chiếm 34,6% sản xuất công nghiệp trong trong nước. Công nghiệp ngoài quốc doanh năm 2010 chiếm 65,4% sản xuất công nghiệp trong nước. Tập trung nhiều nhất là hình thức hỗn hợp, chiếm 68,4% khu vực ngoài quốc doanh, tiếp đến là kinh doanh hộ gia đình 26,2% khu vực ngoài quốc doanh. Thấp nhất vẫn là
khu vực tập thể, chỉ chiếm 0,2% ngoài quốc doanh. Qua thống kê trên cho thấy công nghiệp Hậu Giang quy mô nhỏ, kinh doanh theo kiểu nhỏ lẻ theo hình thức cá thể (hộ gia đình) tương đối phổ biến.
Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài bắt đầu có từ năm 2007, đến 2010 giá trị sản xuất đạt 13,6 tỷ đồng. Qua đó cho thấy, Hậu Giang chưa thành công trong thu hút đầu tư nước ngoài. Giai đoạn 2015-2020 tầm nhìn 2025, Hậu Giang phải có chính sách hấp dẫn hơn cho thu hút đầu tư vào phát triển kinh tế tỉnh.
Lĩnh vực chế biến lương thực, thực phẩm vẫn được xác định là ngành công nghiệp chủ lực của địa phương. Tập trung phát triển công nghiệp phục vụ cho nông nghiệp, kinh tế nông thôn, chế biến nông, thủy sản và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Từng bước tăng nhanh các sản phẩm công nghiệp có sử dụng công nghệ cao và khôi phục các làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống.
Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển khá về số lượng doanh nghiệp, cơ cấu sản xuất, chất lượng sản phẩm, đã tạo ra nhiều mặt hàng có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Năm 2010 có 3.850 cơ sở hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp. Tỉnh thực hiện tốt chính sách ưu đãi về đầu tư đã có nhiều dự án đăng ký đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp.
Nhiều ngành nghề tiểu thủ công nghiệp mang tính chất truyền thống như: đồ mộc và hầm than ở thị xã Ngã Bảy, đan lát lục bình ở Long Mỹ, Vị Thanh, dệt chiếu ở Châu Thành,… đã góp phần thiết thực trong phát triển kinh tế và tạo việc làm cho lao động khu vực nông thôn.
* Về các khu, cụm công nghiệp
Hậu Giang đã ban hành chính sách khuyến khích đầu tư với nhiều chế độ ưu đãi. Việc kêu gọi đầu tư của tỉnh hết sức đồng bộ, được xem là công việc của cả hệ thống chính trị, UBND tỉnh ban hành nhiều cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, gắn với việc cải cách thủ tục hành chính, cho nên đã đem lại những hiệu quả thiết thực. Hậu Giang khá linh hoạt trong việc miễn giảm tiền thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu,…để thực hiện dự án thuộc diện ưu đãi đầu tư.
Toàn tỉnh hiện có 3 cụm công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp do Ủy ban Nhân dân các huyện thị quản lý với diện tích đất quy hoạch 135 ha và đã thu hút 20 nhà đầu tư. Trong đó, cụm công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp Vị Thanh thu hút 14 nhà đầu tư, đã có 7 dự án đi vào hoạt động; cụm công nghiệp-tiểu
thủ công nghiệp Ngã Bảy có 4 nhà đầu tư đăng ký thuê đất, với diện tích trên 12 ha, đang triển khai xây dựng nhà máy sản xuất; cụm công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp huyện Long Mỹ có diện tích quy hoạch 28 ha, hiện có 2 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động.
Cả tỉnh hiện có 06 Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp tập trung và 01 Trung tâm điện lực Sông Hậu: 02 Khu công nghiệp, 04 Cụm công nghệ thông tin, đất truyền dẫn năng lượng với tổng diện tích khoảng 1.270,6ha, đã thu hút được 42 dự án (gồm 39 trong nước và 03 nước ngoài) với tổng mức thu hút đầu tư 52.550,68 tỷ đồng và 663,7 triệu USD. Hiện nay, có 19 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, tạo công ăn việc làm cho hơn 10.955 lao động, tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp (tính theo thực tế) được 8.225 tỷ đồng (tăng 171% so với cùng kỳ năm 2012), đạt 158,2% kế hoạch năm 2012, chiếm 45,67% giá trị toàn tỉnh; kim ngạch xuất nhập khẩu được 224,58 triệu USD (tăng 223,55% so với cùng kỳ năm 2012), đạt 154,5% kế hoạch năm 2012, chiếm 73,69% so với tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh.
Các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đã tích cực đầu tư đổi mới công nghệ, đồng thời quan tâm tạo dựng thương hiệu để gia tăng xuất khẩu và cạnh tranh với hàng ngoại nhập. Tuy nhiên, giá nhiều loại vật tư nguyên nhiên liệu tăng, chi phí sản xuất còn cao nên sức cạnh tranh của sản phẩm, kể cả những mặt hàng đang có sức tiêu thụ khá cũng gặp khó khăn, chưa vững chắc.
* Về xây dựng
Đặc điểm nổi bật của ngành xây dựng Hậu Giang là chưa có đầu tư nước ngoài tham gia vào xây dựng và lực lượng xây dựng của quốc doanh nhỏ, chỉ chiếm từ 5,5-6,8% giá trị sản xuất xây dựng trong tỉnh, tuy nhiên có xu hướng tăng dần. Trong lực lượng xây dựng quốc doanh, chưa có sự tham gia của các ngành Trung ương. Giá trị sản xuất xây dựng ngoài quốc doanh từ 2004 đến nay đều chiếm trên 90%.
Bảng 3.12: Quy mô và cơ cấu ngành xây dựng theo giá trị sản xuất
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng số 530,9 905,7 1.177,2 1.475,5 2.423,1 3.575,0 3.913,7 a. Phân theo thành phần KT
4
So với tổng số (%) 100,0 100,0 100,0 100,0 97,1 97,6 97,7
- Quốc doanh 34,4 57,6 75,8 100,5 158,2 219,3 246,9
So với KT trong nước (%) 6,5 6,4 6,4 6,8 6,7 6,2 6,5
+ Trung ương - 25 35,8 38,3
+ Địa phương 34,4 57,6 75,8 100,5 133,2 183,5 208,6
- Ngoài Quốc doanh 496,5 848,1 1.101,4 1.375,0 2.195,9 3.270,1 3.576,2
So với KT trong nước (%) 93,5 93,6 93,6 93,2 93,3 93,7 93,5
+ Tập thể 39,6 48,8 63,3 78,4 102,2 265,2 292,2 So với ngoài QD (%) 8,0 5,8 5,7 5,7 4,7 8,1 8,2 + Tư nhân 57,5 74,5 96,7 124,8 350,1 608,3 665,6 So với ngoài QD (%) 11,6 8,8 8,8 9,1 15,9 18,6 18,6 + Cá thể 391,7 714,8 928,3 1.154,9 1.696,4 2.314,8 2.528,8 So với ngoài QD (%) 78,9 84,3 84,3 84,0 77,2 70,8 70,7 + Hỗn hợp 7,7 10,1 13,0 16,8 47,1 81,8 89,6 So với ngoài QD (%) 1,6 1,2 1,2 1,2 2,1 2,5 2,5 2. Khu vực có vốn ĐTNN - 69,0 85,6 90,6 So với tổng số (%) 2,9 2,4 2,3