- Tiểu học Trung học cơ sở
6. Cụm công nghiệp Nhơn Nghĩa (chế biến nông sản, thực phẩm)
3.9.11 Lộ trình thực hiện
* Giai đoạn 2011-2015 và 2016-2020
Một là, tập trung nguồn lực phát triển ngành sản xuất lúa gạo, phát triển vùng sản xuất hàng hóa lớn, tập trung ứng dụng hiệu quả các tiến bộ về kỹ thuật, công nghệ sinh học để cho năng suất cao nhất, nghiên cứu, ứng dụng thành công các phương pháp canh tác có tỷ lệ cơ giới hóa cao. Ổn định diện tích đất nông nghiệp, nhất là các khu vực diện tích có năng suất cao. Đổi mới cơ cấu cây trồng phù hợp với sinh thái từng vùng và nhu cầu thị trường. Tập trung đột phá trong giải quyết tăng năng suất bắp, đậu, cây ăn trái.
Hai là, phát triển nuôi thủy sản chủ yếu cá da trơn tập trung, quy mô lớn, kết hợp chặt chẽ với nuôi tại các hộ gia đình, tạo cơ chế để 2 hình thức này hợp tác, bổ sung cho nhau trong phát triển. Tạo cơ chế thông thoáng để phát triển các doanh nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm hiện đại, quy mô vừa và nhỏ.
Ba là, đẩy mạnh phát triển ngành nghề truyền thống tại địa phương, đang có nhu cầu lâu dài, kết hợp với phát triển ngành nghề mới phù hợp với nhu cầu mới trong nông thôn, nhằm giải quyết việc làm, giữ tỷ lệ tối ưu lao động trong nông thôn, chống lão hóa nhanh lao động nông thôn. Đảm bảo cho người dân nông thôn tiếp cận tốt với dịch vụ xã hội và phúc lợi công cộng. Đẩy nhanh xây dựng nông thôn mới theo bộ tiêu chí quốc gia và cụ thể hóa điều kiện tỉnh Hậu Giang phấn đấu đạt tiêu chí 20% số xã năm 2015, 50% năm 2020 và 80% năm 2025.
Bốn là, phát triển nguồn nhân lực, trong đó tập trung mọi nỗ lực phát triển nhanh giáo dục-đào tạo về quy mô, ngành nghề với chất lượng cao. Tập trung vào đào tạo các ngành nghề kỹ thuật cao (bao gồm cả trong lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp), pháp luật, ngoại ngữ cho lao động. Tập trung
đào tạo và đào tạo lại để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp, tạo đột phá trong chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao một bước chất lượng lao động đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập.
Năm là, đẩy mạnh phát triển các khu cụm công nghiệp (KCCN) tập trung đã hình thành trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Trước mắt hoàn thiện cơ sở hạ tầng 6 KCCN, giải quyết tốt xử lý nước thải, chỉ khi nào “lấp đầy” các KCCN mới cho mở các KCCN mới. Đồng thời tăng cường thu hút các ngành công nghiệp chế biến thuỷ hải sản, dược phẩm, nước giải khát, giày da và các ngành có khoa học công nghệ cao.
Sáu là, huy động các nguồn đầu tư cho phát triển kết cầu hạ tầng giao thông. Tập trung cải tạo nâng cấp, làm mới các đoạn quốc lộ như: Quốc lộ 1A: tuyến nối tỉnh Hậu Giang với các tỉnh trong cả nước, tiếp tục nâng cấp mở rộng đoạn Cần Thơ-Năm Căn, đoạn qua tỉnh Hậu Giang, Quốc lộ 61: là tuyến cửa ngõ của tỉnh Hậu Giang, nối Trung tâm TP.Vị Thanh với Quốc lộ 1A đi các tỉnh, qua cầu Cái Tư nối Hậu Giang đi Kiên Giang, Quốc lộ Nam Sông Hậu, Quốc lộ Quản Lộ- Phụng Hiệp, Quốc lộ 61B (ĐT.931 cũ), đường TP.Vị Thanh-TP.Cần Thơ tăng cường mối giao lưu với các tỉnh khu vực Bán đảo Cà Mau. Đồng thời phát triển mạnh đường tỉnh, giao thông nông thôn và đường đô thị.
Bảy là, khai thác lợi thế phát triển du lịch văn hoá đặc sắc, cảnh quan sông nước vườn cây, chợ nổi Ngã Bảy, các di tích lịch sử... Có chính sách cởi mở và liên kết với các tỉnh trong vùng ĐBSCL để thu hút đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch kết hợp với tăng cường tu bổ các công trình di tích văn hoá, lịch sử, phát triển nhanh du lịch trở thành ngành dịch vụ mũi nhọn đóng góp vào tăng trưởng kinh tế đồng thời tác động thúc đẩy các ngành dịch vụ khác phát triển. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và khai thác các dự án du lịch như: khu du lịch sinh thái rừng tràm Vị Thủy, khu du lịch Hồ Đại Hàn, khu du lịch sinh thái Lung Ngọc Hoàng.
Tám là, đẩy nhanh quá trình đô thị hoá, tập trung đầu tư nâng cấp, xây dựng mở rộng hệ thống đô thị trong toàn tỉnh đáp ứng nhu cầu của dân cư đồng thời để tạo nhân tố thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội theo từng vùng lãnh thổ trong tỉnh, trong đó tạo ra các đô thị có sức phát triển kinh tế nhanh, mạnh làm “đầu tàu” cho phát triển kinh tế. Từ nay đến 2015, tập trung phát triển xây dựng TP.Vị Thanh thành đô thị loại III, nâng cấp thị xã Ngã Bảy thành đô thị loại IV.
Một là, tiếp tục hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn bền vững, mở rộng phát triển các mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp như khu nông nghiệp công nghệ cao, khu nuôi trồng thủy sản công nghệ cao, trang trại, HTX nông nghiệp, thủy sản ứng dụng công nghệ hiện đại. Lúa gạo, thủy sản, trái cây vẫn là sản phẩm chủ lực của tỉnh trên thị trường. Nông nghiệp vẫn là nền tảng cho phát triển công nghiệp và thương mại-dịch vụ.
Hai là,tiếp tục đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong nước và vốn đầu tư nước ngoài để phát triển các khu công nghiệp, xác định ưu tiên phát triển các khu công nghiệp có hạ tầng hiện đại với các nhà máy lớn, sản xuất các sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao như chế biến nông sản, thuỷ sản (phấn đấu thời kỳ này, các sản phẩm nông sản, thuỷ sản đều được chế biến với sản phẩm chất lượng cao), cơ khí chế tạo máy, thiết bị phụ tùng, sản phẩm điện tử, thiết bị viễn thông, hoá chất, dược phẩm.
Ba là, tiếp tục phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao gồm lực lượng kỹ sư, công nhân kỹ thuật bậc cao, đội ngũ các nhà quản lý, chuyên gia cao cấp trong các lĩnh vực có nhu cầu lớn của Hậu Giang như nông nghiệp, công nghiệp-xây dựng, bưu chính-viễn thông và công nghệ thông tin, tài chính- ngân hàng, pháp luật, y tế, giáo dục, quản lý Nhà nước, quản trị doanh nghiệp, tài nguyên môi trường,... Phát triển nguồn lực lao động để cung cấp cho thị trường lao động nước ngoài như khu vực Đông Nam Á, Đông Bắc Á, các nước Trung Đông, Châu phi.
Bốn là, tiếp tục nâng cấp các tuyến đường bộ và đường thuỷ, đồng thời nâng cấp, mở rộng quy mô các bến xe, cảng sông, kho bãi,... đưa tỉnh Hậu Giang trở thành một đầu mối trung tâm vận chuyển của ĐBSCL, đặc biệt tận dụng được thế mạnh gần cảng nước sâu ngoài khơi Trần Đề, tạo ra vị trí trung chuyển hàng hoá vùng Bán đảo Cà Mau cho xuất và nhập khẩu và vận chuyển đến TP.Cần Thơ để xuất khẩu (thời điểm này, TP.Cần Thơ là trung tâm thương mại của vùng).
Năm là, tạo ra bước đột phá về hệ thống đô thị, tiếp tục xây dựng các đô thị mới (thị xã, thị trấn), ngoài TP.Vị Thanh, Ngã Bảy tiếp tục nâng cấp các đô thị khác như thị xã Long Mỹ, Cây Dương làm hạt nhân thúc đẩy phát triển các tiểu vùng, tác động mạnh đến phát triển kinh tế-xã hội trong nông thôn.
Sáu là, phát triển mạnh hệ thống thương mại bán lẻ thông qua mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại, chợ, cửa hàng tiện lợi 24/24, kể cả hình thức thương mại trên ghe, thuyền, dịch vụ tài chính, ngân hàng, y tế, văn hóa, thể thao vào vùng sâu.
Thứ nhất, nghiên cứu này quá lớn, các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình tăng trưởng kinh tế luôn biến đổi, vì vậy làm thế nào để dự báo, bao quát được toàn bộ các nội dung về kinh tế, xã hội, môi trường,...để xây dựng rõ nét mô hình tăng trưởng kinh tế Hậu Giang đến năm 2025 là việc làm khó khăn. Đây cũng là hướng phát triển sau này cho đề tài.
Thứ hai, năng lực nghiên cứu, thời gian thực hiện và kinh phí thực hiện có hạn nên mẫu điều tra cũng khá nhỏ, chỉ có 200 đối tượng được điều tra, chưa đủ hoàn toàn độ tin cậy để đảm bảo độ chính xác của thông tin.
Thứ ba, đề tài nghiên cứu chỉ sử dụng mô hình tăng trưởng của Kaldor và Sung Sang Park, về sử dụng hiệu quả 4 nhóm yếu tố chủ yếu: tài nguyên thiên nhiên-vốn đầu tư-nguồn lao động và khoa học-công nghệ. Sử dụng lý thuyết về năng suất tổng hợp (TFP) phản ánh sự đóng góp của các yếu tố như: kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng lao động, cơ cấu lại nền kinh tế, hàng hoá, dịch vụ, chất lượng trang thiết bị công nghệ, kỹ năng quản lý,... tác động của nó không trực tiếp như năng suất bộ phận mà phải thông qua sự biến đổi của các yếu tố hữu hình, đặc biệt là lao động, vốn và lý thuyết mô hình kim cương và kim cương đôi (lợi thế cạnh tranh quốc gia) của M.Porter, vì vậy chưa hoàn toàn đầy đủ về khoa học cho việc phân tích đánh giá và xây dựng mô hình. Đây là hướng phát triển sau này cho đề tài.
Thứ tư, đề tài chủ yếu là định tính dựa trên số liệu thứ cấp, số liệu sơ cấp vẫn còn ít nên chưa thực hiện định hượng. Đây là hướng phát triển sau này cho đề tài.