- Tiểu học Trung học cơ sở
12. Tỷ lệ người dân dùng nước sạch (% tổng dân số) Trong đó: nông thôn (% dân số nông thôn)
3.9.4 Giải pháp ưu tiên lựa chọn để chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Thông qua bảng tổng hợp kết quả từ ma trận SWOT và QSPM, cho thấy giai đoạn 2011-2015, 2016-2020 và tầm nhìn 2025, Hậu Giang có thể ưu tiên thực hiện các giải pháp: phát triển ngành sản xuất lúa gạo, thủy hải sản; phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản, thủy hải sản; phát triển thương mại-dịch vụ, phát triển thị trường và nâng cao nội lực của tỉnh. Bên cạnh đó, do môi trường thay đổi theo từng thời kỳ, tỉnh cũng phải sẵn sàng chuẩn bị những phương án cần thiết để sử dụng các giải pháp còn lại.
Bảng 3.25: Các giải pháp ưu tiên lựa chọn để chuyển dịch cơ cấu knh tế HG Các giải pháp có thể thay thế Điểm
hấp dẫn
Giải pháp ưu tiên lựa chọn
Nhóm SO: sử dụng điểm mạnh Hậu Giang đang có để tận dụng tối đa các cơ hội
Phát triển sản phẩm 272 Phát triển các sản phẩm chủ lực như nông sản lúa gạo, thủy hải sản làm nền tảng cho công nghiệp chế biến
Phát triển ngành công nghiệp chế biến 265 Phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản, thủy hải sản
Phát triển thị trường 258
Nhóm ST: sử dụng điểm mạnh Hậu Giang đang có để hạn chế nguy cơ
Phát triển thương mại-dịch vụ 262 Phát triển thương mại-dịch vụ bán lẻ, bán buôn trong nông thôn và trung tâm Hậu Giang
Phát triển công nghệ 254
Nhóm WO: khắc phục đểm yếu để tận dụng các cơ hội đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế Hậu Giang
Đa dạng hóa sản phẩm 257
Phát triển thị trường 260 Phát triển thị trường nội địa và đẩy mạnh xuất khẩu để tiêu thụ sản phẩm của Hậu Giang
Nhóm WT: khắc phục đểm yếu để ngăn chặn các nguy cơ làm chậm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế Hậu Giang
Nâng cao chất lượng sản phẩm 259
Nâng cao nội lực của tỉnh 261 Đẩy mạnh thu hút nguồn vốn bên ngoài tỉnh, hiện đại hóa công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh.
Nguồn: Tổng hợp kết quả từ ma trận SWOT và QSPM, 2013-Nhóm nghiên cứu.