- Khoa học và Công nghệ (Technology): sự phát triển của khoa học
3.1.1 Kết quả đạt được
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực theo hướng gia tăng thủy sản, chăn nuôi, dịch vụ; nâng cao từng bước năng suất, chất lượng, hiệu quả; đã góp phần đảm bảo an ninh lương thực và tạo ra được những mặt hàng nông sản, thủy sản xuất khẩu, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và đời sống nông dân. Tỷ trọng VA của nông-lâm-thủy sản chiếm 34% trong tổng giá trị gia tăng của tỉnh và sẽ tiếp tục phát huy trong giai đoạn tới. Điều này thể hiện các mặt chính sau:
* Về tốc độ tăng trưởng
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất (GO) khu vực I thời kỳ 2006-2010 chỉ đạt 0,8%/năm, trong đó tăng trưởng các phân ngành khu vực I như sau:
Bảng 3.1: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông-lâm-thủy sản (giá SS 1994)
ĐVT: Tỷ đồng STT Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tăng BQ 2006- 2010 (%) 1 Nông nghiệp 3.113 3.243 2.889 3.010 2.987 3.166 3.250 0,3 2 Lâm nhiệp 30 31 21 21 21 21 20 -6,8 3 Thủy sản 308 250 299 305 365 401 392 5,4 TC 3.451 3.524 3.209 3.336 3.373 3.593 3.662 0,8
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hậu Giang đến năm 2011.
- Tốc độ tăng thủy sản nhanh nhất, bình quân 5,4%/năm, điều này đã cho thấy nuôi trồng và đánh bắt thủy sản đang được phát huy mạnh.
- Tốc độ tăng nông nghiệp rất chậm chỉ khoảng 0,3%/năm, trong khi tiềm năng nông nghiệp của Hậu Giang còn rất lớn.
- Lâm nghiệp phát triển âm (-6,8%/năm), điều này cho thấy rừng không phải là thế mạnh của Hậu Giang, mức độ phát huy thấp.
- Trong thời kỳ 2006-2010, giá trị sản xuất GO khu vực nông-lâm-thủy sản tăng chậm 0,8%, nhưng giá trị gia tăng VA lại tăng 4,0%/năm. Điều này chứng tỏ chi phí trung gian trong sản xuất khu vực I giảm rất nhanh, đồng
nghĩa với việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp phát triển rất mạnh.
* Về cơ cấu nông-lâm-thủy sản
Bảng 3.2. Cơ cấu GO các ngành nông-lâm-thủy sản (giá thực tế)
Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 - Nông nghiệp Tỷ đồng 4.179 4.874 4.765 7.024 7.493 8.564 11.574 So TC % 89,8 89,8 88,3 91,3 90,2 90,4 92,8 - Lâm nghiệp Tỷ đồng 70 71 74 83 85 89 84 So TC % 1,50 1,31 1,37 1,08 1,02 0,94 0,67 - Thủy sản Tỷ đồng 426 481 558 588 731 818 814 So TC % 9,11 8,86 10,34 7,64 8,80 8,64 6,53 Tổng cộng Tỷ đồng 4.674 5.426 5.397 7.695 8.309 9.471 12.47 2
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hậu Giang, 2005-2011.
Nông nghiệp đang có xu hướng giảm dần, song vẫn chiếm tỷ trọng cao trong GO, dao động trong khoảng 90% tổng GO khu vực I. Mặc dù tốc độ tăng trưởng thủy sản khá nhanh nhưng do quy mô còn nhỏ so với nông nghiệp nên, tỷ trọng thuỷ sản trong GO còn khiêm tốn, năm 2010 chỉ đạt 8,64% tổng GO. Trong tương lai, tỷ trọng thủy sản cần được nâng cao hơn, không chỉ tăng về số lượng mà quan trọng là tăng chất lượng, nâng cao giá trị một đơn vị sản lượng ngành thuỷ sản. Lâm nghiệp quy mô nhỏ, năm 2010 tỷ trọng chỉ còn khoảng 1,0%. Lâm nghiệp Hậu Giang không nhằm vào mục tiêu khai thác lâm sản mà chủ yếu phát triển trồng rừng để nâng cao độ che phủ, đảm bảo môi trường sinh thái.
Nông nghiệp
Trong nông nghiệp, chỉ có chăn nuôi tăng gần 7,0%/năm (thời kỳ 2006- 2010). Trồng trọt và dịch vụ tăng âm.
Bảng 3.3. Tốc độ tăng trưởng GO trong nông nghiệp (giá SS 1994) ĐVT: Tỷ đồng STT Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tăng BQ 2006- 2010 (%) 1 Trồng trọt 2.664 2.645 2.318 2.524 2.468 2.609 2.728 -0,42 2 Chăn nuôi 281 420 392 314 357 391 356 6,83 3 Dịch vụ 168 178 179 172 162 166 165 -0,24 TC 3.113 3.243 2.889 3.010 2.987 3.166 3.250 0,34
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hậu Giang, 2005- 2011.
Quy mô ngành chăn nuôi trong nông nghiệp mặc dù tăng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng khiêm tốn, tăng từ 10,8% năm 2005 lên 15,2% năm 2010 (tăng + 4,4 điểm phần trăm). Tỷ trọng trồng trọt tuy đã giảm dần từ 84,8% năm 2005 xuống còn 81,7% năm 2010 (giảm -3,1 điểm phần trăm); Dịch vụ giảm từ 4,4% năm 2005 xuống 3,1% năm 2010 (giảm -1,3 điểm phần trăm).
Bảng 3.4. Cơ cấu GO các ngành trong nông nghiệp (giá thực tế)
Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tăng, giam % năm 2010 so 2005 - Trồng trọt Tỷ đồng 3.543 3.841 3.725 5.679 5.875 7.001 9.641 So TC % 84,8 78,8 78,2 80,9 78,4 81,7 83,3 -3.1 - Chăn nuôi Tỷ đồng 451 780 807 1.109 1.387 1.301 1.617 So TC % 10,8 16,0 16,9 15,8 18,5 15,2 14,0 +4.4 - Dịch vụ Tỷ đồng 185 254 234 235 230 262 315 So TC % 4,4 5,2 4,9 3,3 3,1 3,1 2,7 -1,3 Tổng cộng Tỷ đồng 4.179 4.875 4.766 7.023 7.492 8.564 11.57 4
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hậu Giang, 2005-2011.
Nhìn chung, diễn biến phát triển nông nghiệp tỉnh thời gian qua đúng quy luật của quá trình phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, tỷ trọng trồng trọt giảm dần, chăn nuôi tăng khiêm tốn, dịch vụ giảm nhẹ. Quy mô chăn nuôi và dịch vụ còn nhỏ nên trồng trọt vẫn chiếm ưu thế trong phát triển nông nghiệp tỉnh.
Lâm nghiệp
Bảng 3.5. Giá trị sản xuất lâm nghiệp (giá so sánh 1994) ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tăng BQ 2006- 2010 (%) - Trồng và nuôi rừng 1,7 1,7 2,0 2,0 2,2 2,2 2,2 5,3 - Khai thác gỗ, lâm sản 27,9 28,5 17,2 17,3 16,8 16,7 16,5 -9,4 - Dịch vụ 0,48 0,51 1,74 1,72 1,94 1,96 1,2 32,5
Tổng cộng 30,1 30,7 20,9 21,0 21,0 21,0 20,0 -2,9
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hậu Giang,2005-2011.
Lâm nghiệp Hậu Giang có quy mô nhỏ, tổng giá trị sản xuất năm 2010 chỉ đạt 88 tỷ đồng giá thực tế (hiện hành) và khoảng 21 tỷ đồng (giá so sánh 1994). Trong đó, trồng và nuôi rừng tăng, khai thác gỗ và lâm sản giảm, dịch vụ tăng khá nhanh (do quy mô xuất phát của dịch vụ năm 2005 quá nhỏ, chỉ khoảng 0,5 tỷ đồng). Hiện nay, lâm nghiệp tỉnh tập trung chủ yếu ở phía Tây huyện Phụng Hiệp là vùng trũng phèn ngậm nước ngọt.
Về cơ cấu nội bộ lâm nghiệp, tỷ trọng khai thác gỗ, lâm sản trong giá trị sản xuất lâm nghiệp tuy có xu hướng giảm do tốc độ khai thác gỗ giảm, song vẫn chiếm tỷ trọng cao trong giá trị sản xuất lâm nghiệp, còn trồng và nuôi rừng có xu hướng tăng 5,3%/năm, dịch vụ cũng tăng rất nhanh.
Bảng 3.6. Giá trị sản xuất lâm nghiệp (giá thực tế) ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
- Trồng và nuôi rừng 3,9 3,9 3,9 3,9 4,5 4,6 4,4
- Khai thác gỗ, lâm sản 65 66 69 78 80 82 79
- Dịch vụ 1,1 1,1 1,1 1,1 1,4 1,4 1,2
Tổng cộng 70 71 74 83 86 88 84
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hậu Giang, 2005-2011.
Trồng và nuôi rừng: diện tích rừng trồng tập trung giảm còn 175 ha, chủ yếu là rừng tràm, rừng trồng được chăm sóc giữ nguyên 535 ha, rừng trồng được bảo vệ tăng đạt 2.510 ha, trồng cây phân tán tăng đạt 3.955 ha.
Sản phẩm lâm sản, gỗ tròn: khai thác tăng đạt 10.173m3, củi khai thác giảm còn 105.679ster, ngoài ra là khai thác tre, trúc, lá dừa nước.
Dịch vụ lâm nghiệp: tăng nhanh vào các khâu giống và bảo vệ rừng. Thời gian qua đã đầu tư để nâng cao một bước dịch vụ lâm nghiệp như: tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, phát triển rừng và quản lý lâm sản. Tăng cường biện pháp bảo vệ tốt diện tích rừng, đất lâm nghiệp và tài nguyên động thực vật của tỉnh. Thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục và vận động nhân dân tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng. Hướng dẫn, chỉ đạo việc xây dựng lực lượng và hoạt động của lực lượng quần chúng bảo vệ rừng ở cơ sở. Đầu tư các trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật bảo vệ rừng. Tổ chức, đào tạo các lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách và lực lượng quần chúng bảo vệ rừng.
Nhìn chung, ngành lâm nghiệp tỉnh quy mô nhỏ, sản phẩm lâm nghiệp không phải là thế mạnh kinh tế của tỉnh. Tuy vậy, lâm nghiệp có ý nghĩa rất
quan trọng về cân bằng sinh thái và nâng độ che phủ, giữ độ màu mỡ cho đất. Thời gian qua, tỉnh đã có hướng chỉ đạo giảm dần tỷ trọng khai thác và tăng nhanh trồng và chăm sóc tu bổ rừng, đây là hướng đi đúng trong phát triển.
Thủy sản
Thủy sản là một trong những thế mạnh của tỉnh. Tuy nhiên, quy mô vẫn còn nhỏ, giá trị sản xuất tính theo giá thực tế năm 2010 đạt 818 tỷ đồng (giá so sánh 1994 đạt 400 tỷ đồng), còn rất nhỏ so với nông nghiệp.
Trong 5 năm qua, tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt 5,4%/năm. Trong đó, nuôi trồng thủy sản tăng 8,3%/năm, khai thác thủy sản giảm 12,3%/năm, dịch vụ thủy sản tăng 4,4%/năm. Việc đầu tư mạnh vào dịch vụ thủy sản là đúng với bước đi phát triển bền vững, tạo nền móng phát triển ổn định, giúp nông dân phát triển thủy sản đúng hướng về chất lượng sản phẩm và thị trường để đảm bảo hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường.
Bảng 3.7: Tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản (giá SS 1994) ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tăng BQ 2006- 2010 (%) - Nuôi trồng thủy sản 245 208 259 268 329 365 358 8,3 - Khai thác thủy sản 58 38 35 32 31 30 30 -12,3 - Dịch vụ thủy sản 4,2 4,4 5,2 5,1 5,2 5,2 4,5 4,4 Tổng cộng 308 250 299 305 365 401 393 5,4
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hậu Giang, 2005-2011.
Trong cơ cấu nội bộ ngành thủy sản, nuôi trồng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất, có xu hướng tăng dần. Khai thác thủy sản có xu hướng giảm nhanh, điều này cho thấy mức độ khai thác tự nhiên giảm dần, tập trung vào nuôi trồng chủ động, năng suất cao. Dịch vụ thủy sản tăng nhưng tỷ trọng trong ngành thủy sản còn khiêm tốn so với yêu cầu.
Bảng 3.8: Cơ cấu giá trị sản xuất thủy sản (giá thực tế) ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 - Nuôi trồng thủy sản 340 402 485 511 655 743 741 So TC (%) 79,8 83,6 86,8 87,0 89,8 90,8 91,0 - Khai thác thủy sản 79,5 74 68 67 65 64 64 So TC (%) 18,7 15,4 12,2 11,4 8,9 7,8 7,8 - Dịch vụ thủy sản 5,7 4,7 5,8 9,4 9,7 10,3 8,8 So TC (%) 1,3 1,0 1,0 1,6 1,3 1,2 1,1 Tổng cộng 426 481 559 587 730 818 814
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hậu Giang, 2005- 2011.
* Về nông thôn
Tỉnh chọn 11 xã (tương đương 20% tổng số xã trong toàn tỉnh) chỉ đạo thực hiện 19 tiêu chí nông thôn mới. Kết quả đến nay 11 xã điểm đạt bình quân từ 9-17 tiêu chí và 43 xã còn lại đạt từ 6-8 tiêu chí. Ngoài ra, tỉnh đang chỉ đạo xây dựng trước mắt 5 cánh đồng mẫu lớn để nhân ra diện rộng. Từ những đầu tư trên đã có trên 26.000 hộ có thu nhập từ 50-100 triệu đồng/ha/năm, tăng 65% so với năm 2004 và trên 3.500 hộ có thu nhập trên 100 triệu đồng/ha/năm, đưa thu nhập bình quân trên một đơn vị diện tích đất canh tác đến hết năm 2011 đạt 80 triệu đồng/ha/năm (năm 2004 là 31 triệu đồng/ha/năm), lợi nhuận trên 30%.
Nông thôn từng bước được đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội như thủy lợi, điện, đường, trường học, y tế, nước sạch, khu dân cư; công tác chăm sóc sức khỏe, giáo dục, vui chơi, giải trí ngày càng được chú trọng và có hiệu quả. Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong nông thôn đã và đang được phục hồi và phát triển góp phần làm tăng thu nhập cho người dân. Đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của nhiều vùng nông thôn được cải thiện, trình độ học vấn của người dân được nâng lên rõ rệt, bộ mặt nông thôn có nhiều sự đổi mới.
Chuyển dịch cơ cấu lao động: giải quyết lao động tăng bình quân 1.130 người/năm, tương đương 0,26%. Lao động trong khu vực I giảm 13,5% trong giai đoạn 2005-2010, chuyển sang khu vực II, III tương ứng là 5,2% và 8,3% .
Thu nhập bình quân đầu người 15,9 triệu đồng (năm 2005 là 6,67 triệu đồng), tăng 17,56% so năm 2009 và 48% so năm 2008. Trong đó, thu nhập bình quân đầu người ở địa bàn nông thôn còn thấp, khoảng 65% thu nhập bình quân đầu người của tỉnh.
Kinh tế hợp tác và HTX phát triển khá đa dạng, có 152 HTX, trong đó có 98 HTX nông nghiệp với tổng vốn điều lệ 20,514 tỷ đồng (bình quân 210 triệu đồng/HTX), với 1.862 xã viên, diện tích 3.290 ha (2,4% diện tích đất nông nghiệp). Theo kết quả phân loại năm 2010: HTX khá, giỏi chiếm 42,86%, trung bình chiếm 42,86%, yếu chiếm 14,28% (14 HTX mới thành lập dưới 6 tháng không phân loại) có 1.683 tổ hợp tác sản xuất với 96.650 thành viên, trong đó có 20% tổ thành lập và hoạt động theo Nghị định 151 của Chính phủ; 474 câu lạc bộ khuyến nông đã được củng cố, phát triển theo hướng hiệu quả trong sản xuất và đời sống, từng bước hình thành được mối liên kết “4 nhà” trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, còn có khoảng 3.000 tổ, nhóm, câu lạc bộ với trên 75.000 thành viên được xây dựng theo
tiêu chuẩn của các đoàn thể. Kinh tế trang trại tiếp tục phát triển với 85 trang trại hoạt động sản xuất kinh doanh với đa dạng cây trồng, vật nuôi, dịch vụ. Như vậy, năm 2010 có khoảng 23,8% diện tích đất nông nghiệp được sản xuất kinh doanh theo mô hình hợp tác, tạo tiền đề để đi vào sản xuất hàng hóa trong những năm tiếp theo.
Để thực hiện chính sách sử dụng đất trên cơ sở luật đất đai, tỉnh đã ban hành nhiều quyết định, hướng dẫn tạo thuận lợi cho người sử dụng đất như giảm giá cho thuê đất, giảm thuế sử dụng đất, để khuyến khích các nhà đầu tư, sử dụng tiết kiệm đất, sử dụng có hiệu quả đất đai,… phù hợp với chủ trương đảm bảo an ninh lương thực và phục vụ tốt cho phát triển kinh tế địa phương.
Tỉnh đã ban hành các văn bản để chỉ đạo, điều hành việc thực hiện về đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn như: quy định đơn giá và mật độ cây trồng để định giá trị bồi thường, hỗ trợ thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất; quy định mức hỗ trợ tiền ăn cho các đối tượng học nghề lao động nông thôn; tăng cường chỉ đạo tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng;
chủ động ứng phó với tình hình biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp; tăng cường công tác quản lý quy hoạch xây dựng; tăng cường củng cố, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; tăng cường công tác quản lý chất lượng lập quy hoạch xây dựng và chất lượng công trình xây dựng; thực hiện một số biện pháp cấp bách để phòng trừ có hiệu quả dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; tăng cường chỉ đạo sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn; đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin; các chính sách đất đai tạo ra động lực cho phát triển kinh tế nông nghiệp; khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, tập trung, an toàn dịch bệnh.
Chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp: chính sách hỗ trợ chuyển giao khoa học-công nghệ cho nông nghiệp, chính sách đầu tư huy động vốn, hỗ trợ vốn cho kinh tế nông nghiệp, chính sách cho vay vốn ưu đãi, hỗ trợ lãi suất tiền vay cho nhiều dự án cụ thể như cơ giới trong sản xuất lúa, quỹ hỗ trợ nông dân và người nghèo phát triển sản xuất, quỹ khuyến nông, chính sách hỗ trợ đầu vào và đầu ra, phát triển thị trường nông sản, chương trình phát triển xuất