Những thành công

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn (Trang 75 - 77)

- Khoa học và Công nghệ (Technology): sự phát triển của khoa học

a. KV kinh tế trong nước

3.7.1 Những thành công

* Về chính sách phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp

Về mặt chủ trương, lãnh đạo tỉnh luôn coi nhiệm vụ thu hút vốn từ mọi nguồn để xây dựng phát triển các khu, cụm công nghiệp tập trung là đúng đắn, hoàn toàn phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tính đặc thù của tỉnh là từ nông nghiệp đi lên. Tỉnh đã quy hoạch kịp thời các KCN, CCN tập trung với diện tích đủ rộng có vị trí thuận lợi về giao thông thủy, bộ, nằm gần kề thành phố Cần Thơ tạo sự hấp dẫn cho các doanh nghiệp vào đầu tư như khu công nghiệp Sông Hậu, Tân Phú Thạnh.

Để phát huy thế mạnh của Hậu Giang là nông nghiệp, tỉnh đã có chủ trương phát triển mạnh công nghiệp chế biến nông sản và thủy sản, phục vụ xuất khẩu. Coi nông nghiệp là nền tảng để phát triển công nghiệp.

* Về chính sách phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch

Thương mại: Tỉnh đã có chủ trương, chính sách rất hợp lý là tập trung chủ yếu khai thác thị trường nội tỉnh, cụ thể: cung ứng nguyên liệu hàng hóa, dịch vụ; các yếu tố đầu vào cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa sản xuất trên địa bàn tỉnh gắn với thị trường khu vực, thị trường cả nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời đầu tư phát triển một số trung tâm thương mại quan trọng là TP.Vị Thanh, Thị xã Ngã Bảy, các cụm kinh tế xã hội ở khu vực thị trấn, thị tứ, khu vực nông thôn. Tập trung củng cố và phát triển

thị trường nông thôn theo các tuyến, các cụm kinh tế xã hội ở các huyện, thị trấn, khu vực nông thôn để thu gom, tiêu thụ hàng nông lâm thủy sản thông qua các mạng lưới thu gom, cơ sở chế biến phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Phát triển chợ theo hướng chuyển giao cho doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác kinh doanh theo quy hoạch được duyệt. Gắn sản xuất nông nghiệp với xuất khẩu, tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu.

Du lịch: Chủ trương phát triển cụm, tuyến du lịch sinh thái và du lịch văn hóa mang nét đặc thù của Hậu Giang, xã hội hoá dịch vụ du lịch, khuyến khích các tổ chức, cá nhân nâng cấp mở rộng hệ thống nhà hàng, khách sạn để đa dạng hóa hoạt động kinh doanh du lịch.

* Về chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội

Tỉnh đã điều chỉnh chính sách đầu tư theo hướng tích cực, trong đó xác định nguồn vốn trong nước tập trung hơn cho những mục tiêu quan trọng, trong đó: khu vực III chiếm tỷ trọng lớn nhất 60%, khu vực II chiếm 33%, còn lại là khu vực I chỉ chiếm 7% tổng vốn đầu tư (chủ yếu là vốn ngân sách) đầu tư các công trình thủy lợi tạo nguồn, cơ sở sản xuất giống, vật tư nông nghiệp, khuyến nông, thủy sản, lâm nghiệp,… là quá thấp. Trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn, đầu tư cho khu vực thành thị chiếm 45%, khu vực nông thôn 55%.

Xuất phát từ nguồn vốn trong tỉnh có hạn nên các cơ chế chính sách phát triển kết cấu hạ tầng của tỉnh được tập trung vào huy động từ thị trường vốn của các thành phần kinh tế trên địa bàn, tập trung xây dựng và sớm đưa vào sử dụng các công trình trọng điểm nhằm tạo ra động lực mới đẩy nhanh tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Trong chính sách đầu tư, chú trọng đầu tư giao thông nông thôn. Đồng thời đẩy mạnh cải tạo, nâng cấp các tuyến đường giao thông liên tỉnh, đặc biệt có chủ trương đẩy nhanh tiến độ và sớm hoàn thành các công trình trọng điểm quốc gia như quốc lộ 1A, quốc lộ 61, quốc lộ Nam sông Hậu, 61B, quản lộ Phụng Hiệp, tuyến Bốn Tổng-Một Ngàn và các trục đường tỉnh huyết mạch liên tỉnh,... để phát huy lợi thế vị trí của tỉnh Hậu Giang.

Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Trung ương, tỉnh đã cụ thể hóa một số chính sách ưu đãi như: thực hiện miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; miễn, giảm tiền thuê đất, hỗ trợ chi phí quảng cáo, chi thưởng môi giới đầu tư, hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ điện nước, nhà ở cho công nhân. Doanh nghiệp được miễn 11 năm tiền

thuê đất, thuê mặt nước đối với dự án đầu tư, miễn 15 năm đối với các dự án thuộc danh mục khuyến khích đầu tư.

Ðể nhanh chóng bàn giao mặt bằng dự án cho nhà đầu tư, tỉnh Hậu Giang thực hiện cơ chế ứng trước tiền thuê thông qua chủ trương nhà nước ứng trước tiền của nhà đầu tư bằng với giá cho thuê đất, để bồi thường giải phóng mặt bằng và các khoản hỗ trợ cho người dân tại từng dự án cụ thể. Chính sách này vừa có lợi cho người bị thu hồi đất, vừa có lợi cho nhà đầu tư, được trừ dần vào tiền thuê đất hằng năm, giải quyết lợi ích hợp lý cho người dân khi thực hiện tái định cư phân tán và tái định cư tập trung, cũng như chính sách hỗ trợ nghề tạo việc làm trong KCN, CCN nhận được sự đồng thuận của dân khi bị thu hồi đất.

Chính sách sử dụng hiệu quả tài nguyên nước các tuyến kênh trên địa bàn nhằm phục vụ sản xuất tốt hơn và giảm nhẹ thiên tai. Khai thác có hiệu quả nguồn nước tuyến đường thủy xuyên ĐBSCL đi qua kênh xáng Xà No.

Chính sách mở rộng và cải tạo mạng lưới truyền tải, phân phối điện để cung cấp điện cho các huyện, thị và khu, cụm công nghiệp trong tỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội. Cùng với tăng nhanh tỷ lệ hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia.

Tập trung vào triển khai và mở rộng nhà máy nước đã có ở các đô thị và hệ thống cấp nước sinh hoạt nông thôn. Chỉ đạo tập trung xây dựng hệ thống thoát nước các đô thị và các cụm kinh tế-xã hội để đảm bảo môi trường sinh thái đô thị.

Thành lập công ty Viễn thông, phát triển mạng bưu chính, viễn thông với các dịch vụ mới ở khắp các địa bàn trong tỉnh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w