- Khoa học và Công nghệ (Technology): sự phát triển của khoa học
a. KV kinh tế trong nước
3.8.2.1 Những cơ hộ
Một là, với xu thế phát triển kinh tế tri thức và sự phổ biến của mạng sản xuất toàn cầu, Việt Nam nói chung trong đó có Hậu Giang có khả năng tập trung vào một số lĩnh vực sản xuất và dịch vụ công nghệ cao, chủ động tạo ra nguồn nhân lực có kỹ năng để tiếp cận có hiệu quả chiến lược phát triển của các nước công nghiệp mới đi trước. Trong điều kiện mới, sự dịch chuyển này là điều kiện quan trọng để Hậu Giang tham gia vào hội nhập và nhờ hội nhập để tạo bứt phá phát triển nhanh.
Hai là, sau khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế, các nước mà đặc biệt là các nước phát triển sẽ hồi phục, nhu cầu nhập khẩu khá lớn, Hậu Giang cũng như các tỉnh khác có cơ hội tốt trong việc xuất khẩu lớn lương thực, hải sản và các hàng nông sản quan trọng khác. Đồng thời, sau khủng hoảng, một khối lượng lớn nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các nước, trong đó có Việt Nam, đây là cơ hội để Hậu Giang huy động và tận dụng các nguồn lực chất lượng cao của thế giới để cất cánh phát triển, thực hiện tiến nhanh, tiến nhảy vọt.
Ba là, toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, khu vực tạo cơ hội cho Hậu Giang đẩy nhanh sự phát triển thông qua tiếp nhận công nghệ mới, phát triển thị trường quốc tế, học hỏi kinh nghiệm phát triển của các nước, phát triển khu vực dịch vụ, nhất là phát triển du lịch dựa trên lợi thế khác biệt hóa. Năm 2015, hình thành cộng đồng kinh tế chung ASEAN tạo cơ hội cho Hậu Giang trong thu hút vốn đầu tư, phát triển liên doanh, liên kết với cả nước, với các nước Singapore, Thái Lan, Malaysia,… để đẩy nhanh sự phát triển.
Bốn là, trong xu thế “tăng cường liên kết vùng”, Hậu Giang sẽ có nhiều cơ hội thị trường để phát triển thương mại và dịch vụ nông thôn trong thế liên kết với TP. Cần Thơ, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau theo lợi thế so sánh và theo quy luật cung cầu nội địa và quốc tế.
Năm là, với vị thế mới của Việt Nam, chính trị-xã hội ổn định, nhu cầu phát triển lớn, nên nguồn vốn ODA vẫn tiếp tục lớn trong thời kỳ 2011-2020. Tuy nhiên (từ sau năm 2010 Việt Nam trở thành nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình hơn 1.000 USD /người), theo tập quán viện trợ phát triển quốc tế, nước có mức thu nhập trung bình tiếp tục nhận được các khoản ODA của cộng đồng tài trợ quốc tế, song với các điều kiện vốn vay kém ưu đãi hơn.
Sáu là, với việc đổi mới và mở cửa hội nhập, các cơ hội phát triển do chính Việt Nam, trong đó có Hậu Giang tạo ra cho mình là đặc biệt quyết định. Sự phát triển năng động bên trong được hỗ trợ, thúc đẩy bởi nguồn lực bên ngoài tạo ra sự cộng hưởng, tạo thành thế phát triển kết hợp hài hòa “thiên thời-địa lợi-nhân hòa” là một thuận lợi hiếm gặp trong lịch sử dân tộc. Theo nghĩa như vậy, có thể coi giai đoạn tới (2011-2020) là giai đoạn nắm giữ vận hội lớn của đất nước và dân tộc Việt Nam, trong đó Hậu Giang cần nắm bắt và phát huy.
Bảy là, những thay đổi rất căn bản về kết cấu hạ tầng vùng ĐBSCL như nâng cấp cảng hàng không Cần Thơ trở thành sân bay quốc tế và các cảng hàng không khác ở Phú Quốc, Cà Mau, Rạch Giá. Hoàn thành cầu Cần Thơ. Xây dựng cảng nước sâu ngoài khơi Trần Đề. Nâng cấp và mở mới hàng loạt quốc lộ đi qua địa bàn tỉnh Hậu Giang. Cải tạo hệ thống thoát nước mới và xây dựng nhiều trung tâm điện lực và các khu kinh tế trong vùng,…sẽ mở ra cho Hậu Giang khả năng tận dụng để phát triển.