- Khoa học và Công nghệ (Technology): sự phát triển của khoa học
a. KV kinh tế trong nước
3.6 Kết quả đạt được trong xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng
Đánh giá hệ thống cơ sở hạ tầng trên cơ sở bảo đảm chất lượng và đồng bộ phục vụ cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình trưởng kinh tế.
• Giao thông
Tổng chiều dài đường bộ toàn tỉnh năm 2011 khoảng 2.724 km, tăng 739 km so với năm 2004. Trong đó quốc lộ và đường tỉnh có tổng chiều dài khoảng 311 km tăng 157 km so với năm 2004. Khả năng thông xe 4 bánh của hệ thống đường tỉnh chỉ khoảng 80%. Đường nội thị dài 280 km, tăng 70 km so với 2004. Nhìn chung, đường giao thông đô thị phát triển chậm, hệ thống đô thị chưa được mở rộng nhiều. Đường nội thị chủ yếu là đường nhựa, chiếm khoảng 92%, còn lại là đường bê tông. Đường nông thôn phát triển nhanh, tổng chiều dài 2.681 km, tăng 735 km so với năm 2004. Chất lượng giao thông được nâng lên, đường cấp phối còn 19% và đường đất còn 5%, đường bê tông tăng lên 54% và đường nhựa là 22%, có 67% là cầu bê tông cốt thép và bê tông liên hợp có khả năng cho xe 4 bánh lưu thông, do đó khả năng thông xe 4 bánh của hệ thống đường huyện đã nâng lên gần 70%. Đây là bước phát triển đột phá góp phần đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp và nâng cao đời sống nông dân, góp phần giảm đáng kể khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Trong mạng lưới đường xã, tuy có nâng chất nhưng chủ yếu vẫn là cấp phối và đất. Hệ thống cầu chỉ khoảng 1/3 là bê tông cốt thép, còn lại là cầu tạm, sử dụng cho người đi bộ và xe 2 bánh với quy mô và tải trọng nhỏ. Năm 2011, số xã có đường ô tô đến trung tâm là 60 xã, tăng 25 xã so với năm 2005, tăng tỷ lệ đi lại thuận tiện trong 2 mùa lên 85%.
Mạng lưới đường thủy trên địa bàn tỉnh từ cấp 1 đến cấp 6 có tổng chiều dài khoảng 723 km. Nếu chỉ tính sông kênh cấp 1 đến cấp 4, hệ thống đường sông có tổng chiều dài 358 km. Mật độ sông rạch trung bình 1,8-2 km/km2 . Nhìn chung, mạng lưới giao thông thủy là thế mạnh của tỉnh Hậu Giang. Các tuyến sông-kênh-rạch phân bố đều khắp trong tỉnh. Hệ thống công trình phục vụ giao thông như các bến xe, bến đò nội tỉnh đang được phát triển, đảm bảo tương đối nhu cầu của tỉnh.
•Thủy lợi
Hệ thống thủy lợi phục vụ tưới tiêu chủ động 135.000 ha đất nông nghiệp. nhiều công trình thủy lợi đã được đầu tư như hệ thống đê ngăn mặn dọc sông Cái Tư (Vị Thanh), sông Nước Trong (Long Mỹ), kiểm soát lũ theo vùng (Ô Môn-Xà No) và hệ thống tưới tiêu chủ động.
•Bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin
Cho đến nay các huyện thị đều được trang bị tổng đài tự động phục vụ thông suốt trong nước và quốc tế. Số máy điện thoại trong dân tăng nhanh, số máy cố định từ 34.118 máy năm 2005 và đạt 462.020 máy năm 2012, tăng trung bình khoảng 30%/năm. Tổng số máy điện thoại thuê bao tính trên 100 dân là 69 máy ở năm 2011.
•Cấp điện
Điện sử dụng trong Hậu Giang được cấp từ mạng lưới quốc gia qua hệ thống đường dây 110KV. Nguồn điện từ 3 trạm Cần Thơ cấp cho huyện Châu Thành, Châu Thành A và một phần huyện Phụng Hiệp. Trạm Bạc Liêu cấp điện cho huyện Long Mỹ. Trạm Chung Sư (Kiên Giang) và trạm Vị Thủy cấp điện cho Vị Thủy, một phần cho huyện Phụng Hiệp và thành phố Vị Thanh.
Mạng lưới hạ thế được mở rộng, tổng số trạm điện hạ thế tăng từ 1.365 trạm năm 2005 lên 1.600 trạm năm 2011, tăng bình quân 3,1%/năm, đã đáp ứng khá tốt nhu cầu sinh hoạt cho nhân dân và nhu cầu sử dụng điện cho sản xuất kinh doanh. Tổng lượng điện tiêu thụ trên địa bàn 300 triệu KWh, hiện nay 100% số xã có điện và tỷ lệ hộ sử dụng điện năm 2011 đạt 97%, trong đó khu vực nông thôn 92%.
•Cấp và thoát nước
Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn được quan tâm chú trọng đầu tư, đã tập trung nâng cấp và xây dựng mới các trạm cấp nước tập trung để đáp ứng nhu cầu nước sạch cho dân, thực hiện bộ chỉ số đánh giá theo dõi nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh, xây dựng mô hình ứng dụng khoa học công nghệ xử lý nước phèn và
nhiễm mặn cho các hộ dân sống phân tán, xây dựng hệ thống cấp nước tập trung cụm tuyến dân cư vượt lũ. Năm 2010, tỷ lệ hộ nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 82%, tập trung giải quyết vấn đề nước sạch và vệ sinh đối với trường học, trạm y tế, trụ sở xã, cộng đồng dân cư.
Phần lớn các trung tâm xã đều có hệ thống trạm cấp nước khoảng 10- 25m3/giờ. Tỷ lệ số hộ ở đô thị được dùng nước sạch đạt 83%. Tuy nhiên, bình quân nước cấp cho dân số đô thị rất thấp, mới chỉ đạt 30-35 lít/người/ngày, quá thấp so với nhu cầu nước cho dân cư các đô thị hiện nay. Có khoảng 70% dân số nông thôn được dùng nước sạch, song lượng nước sạch sử dụng rất thấp mới đạt 11 lít/người/ngày. Điều này cho thấy vấn đề giải quyết nước sạch nông thôn ở Hậu Giang rất khó khăn và đây cũng là một nhiệm vụ lớn đặt ra phải giải quyết trong giai đoạn tới.
Đến nay, các trung tâm đô thị của tỉnh đều có hệ thống thoát nước mưa và nước thải sinh hoạt, song chưa được xử lý, chủ yếu thải trực tiếp ra kênh rạch. Các công trình thoát nước có quy mô còn rất nhỏ, thực trạng thoát nước chỉ đáp ứng 40-50% yêu cầu thoát nước. Ở các thị trấn nhìn chung hệ thống thoát nước chưa được cải thiện nhiều, chỉ đáp ứng khoảng trên 1/3 nhu cầu thoát nước, còn các trung tâm xa, nhìn chung đầu tư cho thoát nước rất hạn chế, chỉ chú ý một số khu vực như chợ và các thị tứ.
• Phát triển đô thị và xây dựng nông thôn
Tỷ lệ đô thị hóa tăng nhanh trong 8 năm, từ 15% năm 2004 lên khoảng 23% năm 2011, tốc độ đô thị hóa bình quân 1%/năm, đạt mức trung bình ở vùng ĐBSCL. Toàn tỉnh có 14 đô thị, trong đó có 1 đô thị loại 3, 2 đô thị loại 4 và 11 đô thị loại 5. Thành phố Vị Thanh là trung tâm chính trị hành chính kinh tế của tỉnh, có quỹ đất xây dựng đô thị còn dồi dào và là nơi tập trung lớn nhất nguồn nhân lực của tỉnh. Thị xã Ngã Bảy thuận lợi về vị trí địa lý và điều kiện phát triển giao thông, giao thương, do nằm trên tuyến quốc lộ 1A
giữa trung tâm thành phố Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng, cảnh quan đẹp với 7 nhánh sông hội tụ, là điểm du lịch đang được quy hoạch và ưu đãi khuyến khích đầu tư để trở thành một đô thị vệ tinh của Cần Thơ, một trung tâm thương mại-du lịch thứ hai của tỉnh Hậu Giang, đang đầu tư đạt các tiêu chuẩn đô thị loại III vào năm 2015. Thị trấn Long Mỹ, huyện Long Mỹ tốc độ đô thị hóa đang có bước tiến triển khá, để trở thành thị xã vào năm 2013. Công tác quản lý và chỉnh trang đô thị đang được thực hiện theo quy hoạch, các khu, cụm công nghiệp, trung tâm thương mại-dịch vụ, các công trình công ích, phúc lợi xã hội được đầu tư, nâng cấp, nổi bật là khu công nghiệp sông
Hậu, Tân Phú Thạnh,... góp phần tạo mỹ quan, hướng tới việc xây dựng đô thị xanh, sạch, đẹp.
Khu vực nông thôn có nhiều đổi mới, đã rà soát, điều chỉnh quy hoạch các vùng dân cư, thị trấn, thị tứ kết hợp tốt việc chỉnh trang nâng cấp, cải tạo kết cấu hạ tầng các trung tâm và các cụm dân cư tập trung. Thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho nhân dân, nhất là đối với nhân dân vùng ngập lũ, vùng đồng bào dân tộc Khmer; đặc biệt, sau 8 năm phát động chiến dịch giao thông thủy lợi mùa khô và chỉnh trang đô thị, toàn tỉnh đã đầu tư hơn 1.722 tỷ đồng, trong đó ngân sách khoảng 827 tỷ đồng chiếm 48%, nhân dân đóng góp 895 tỷ đồng, chiếm 52%. Thực hiện điện khí hóa 100% xã, phường, thị trấn, phát triển đường dây hạ thế kết hợp cải tạo lưới điện không an toàn, kéo nhánh rẽ và lắp đặt điện kế miễn phí cho các hộ nghèo, gia đình chính sách. Hoàn thành quy hoạch và đề án xây dựng xã nông thôn mới đạt 100% các xã ( 54/54 xã), hiện tỉnh đang tập trung đầu tư xây dựng 11 xã nông thôn mới đạt 19 tiêu chí trước năm 2015.