- Tiểu học Trung học cơ sở
12. Tỷ lệ người dân dùng nước sạch (% tổng dân số) Trong đó: nông thôn (% dân số nông thôn)
3.9.4.2 Tái cơ cấu khu vực công nghiệp
Tập trung nguồn lực phát triển công nghiệp chế biến lương thực-thực phẩm. Như đã trình bày ở phần dự báo tổng giá trị gia tăng (VA), từ nay đến 2020 sẽ tạo ra bước phát triển mới trong khu vực II, cơ cấu khu vực II trong tổng VA sẽ vươn lên từ 30,6% năm 2010, đạt 34% năm 2015 và 39% năm 2020. Dự kiến tăng trưởng giá trị sản xuất khu vực II giai đoạn 2011-2015 khoảng 21%, giai đoạn 2016-2020 là 25%.
Bảng 3.27: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất Khu vực II (giá SS 1994)
Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2015 2020 Tốc độ tăng BQ (%)
2011-2015 2016-2020Tổng GO Khu vực II Tỷ đồng 5.587 14.491 44.224 21,0 25,0 Tổng GO Khu vực II Tỷ đồng 5.587 14.491 44.224 21,0 25,0
- Công nghiệp Tỷ đồng 3.320 8.364 28.978 20,3 28,2 - Xây dựng Tỷ đồng 2.267 6.127 15.246 22,0 20,0 - Xây dựng Tỷ đồng 2.267 6.127 15.246 22,0 20,0
Tương ứng với các giai đoạn trên, giá trị gia tăng (VA) khu vực II sẽ tăng 17,7% cho giai đoạn 2011-2015 và 16,7% cho giai đoạn 2016-2020.
Bảng 3.28: Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng (VA) Khu vực II (giá SS 1994)
Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2015 2020 Tốc độ tăng (%)
2011-2015 2016-2020Tổng VA Khu vực II Tỷ đồng 2.404 5.420 11.708 17,7 16,7 Tổng VA Khu vực II Tỷ đồng 2.404 5.420 11.708 17,7 16,7 - Công nghiệp Tỷ đồng 1.429 3.128 7.672 17,0 19,7 - Xây dựng Tỷ đồng 975 2.292 4.036 18,6 12,0
* Nguồn: Kế hoạch 5 năm 2011-2015, TTNCMN, bộ KHĐT
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp theo hướng tập trung phát triển mạnh công nghiệp chế biến nông sản và thủy sản, phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
Chúng tôi đồng thuận với quy hoạch của tỉnh giai đoạn đến năm 2015 thành lập 3 KCN với diện tích 613 ha, bao gồm: KCN Tân Phú Thạnh-giai đoạn II, khoảng 274 ha; KCN Sông Hậu đợt 3-giai đoạn I khoảng 229 ha; KCN Sông Hậu đợt 1-giai đoạn III, khoảng 110 ha. Giai đoạn năm 2016 đến năm 2020, thành lập 5 KCN với diện tích 1.617,41 ha, bao gồm: KCN Sông Hậu đợt 4-giai đoạn I, khoảng 352 ha; KCN Sông Hậu đợt 1-giai đoạn II, khoảng 558,41 ha; KCN Sông Hậu đợt 2-giai đoạn II, khoảng 220 ha; KCN Sông Hậu đợt 2-giai đoạn III, khoảng 135 ha và KCN Nhơn Nghĩa A, khoảng 352 ha.
Để sớm phát triển nguồn vốn đầu tư phát triển các KCN, CCN tập trung trên địa bàn, cần phải phát triển liên kết, phối hợp giữa các địa phương trong khu vực Tây Nam Bộ, vùng trọng điểm Phía Nam và cả nước, nhất là TP. HCM để thu hút đầu tư vào phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thủy hải sản, thực phẩm.
Tiếp tục đẩy mạnh rà soát cải cách thủ tục hành chính, góp phần nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh, tập trung rà soát, đề nghị bãi bỏ các thủ tục hành chính, các quy định không cần thiết nhằm giảm thiểu thời gian và chi phí cho doanh nghiệp trong lĩnh vực ưu tiên.
Tăng cường đối thoại với các nhà đầu tư, kịp thời trợ giúp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, nhất là công tác giải phóng mặt bằng, giao đất và cho thuê đất cho nhà đầu tư triển khai dự án công nghiệp ưu tiên.
Tập trung phối hợp, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đa dạng của doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến đang được ưu tiên. Tăng
cường đào tạo ngoại ngữ, từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư chuyên nghiệp, hiệu quả.
Từ nay đến năm 2015, phấn đấu 50% cơ sở sản xuất công nghiệp nhận thức được lợi ích của việc áp dụng sản xuất sạch hơn (SXSH) trong công nghiệp; 25% cơ sở sản xuất công nghiệp sẽ áp dụng SXSH và những cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng SXSH sẽ tiết kiệm được từ 5-8% mức tiêu thụ năng lượng, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu trên đơn vị sản phẩm. Do đó, việc nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp được chú trọng. Chiến lược của tỉnh đến năm 2020 phấn đấu có 90% cơ sở sản xuất công nghiệp nhận thức được lợi ích của việc áp dụng SXSH trong công nghiệp; 50% cơ sở áp dụng SXSH. Nếu các cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng SXSH sẽ tiết kiệm được từ 8-13% mức tiêu thụ năng lượng, nguyên, nhiên, vật liệu trên đơn vị sản phẩm. Sở Công thương Hậu Giang đã phối hợp với Hợp phần CPI tổ chức các buổi hội thảo tuyên truyền và lớp tập huấn nhằm phổ biến kiến thức về SXSH và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp thu sâu hơn về cách thức thực hiện cũng như phương pháp đánh giá, phân tích các nguyên nhân phát sinh dòng thải. Qua đó, giúp cho các doanh nghiệp nhận thức được lợi ích của chương trình sản xuất sạch hơn mà vận dụng trong sản xuất để tiết giảm được tài nguyên thiên nhiên, nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào, giảm thiểu phát thải, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, bảo vệ cải thiện chất lượng môi trường, sức khỏe con người và đảm bảo phát triển bền vững. Đồng thời, giới thiệu các ngân hàng và quỹ hỗ trợ bảo vệ môi trường để doanh nghiệp biết thông tin, từ đó có phương án vay vốn đầu tư mang hiệu quả cao hơn.
Đến 2020, Hậu Giang có số lượng sản phẩm chủ yếu tăng đáng kể, bao gồm các sản phẩm chế biến sâu về nông, lâm, thủy sản, các ngành công nghiệp hàng tiêu dùng và đặc biệt là đóng tàu, máy móc thiết bị phục vụ nông nghiệp, thiết bị điện, các sản phẩm điện tử tạo ra một bước phát triển công nghiệp mới đa dạng tạo ra sự đột phá mới trong phát triển của tỉnh.
Bảng 3.29: Dự kiến các sản phẩm chủ yếu công nghiệp
Sản phẩm ĐV tính 2010 2015 2020 a-Các sản phẩm đã có 1-Thủy sản chế biến Tấn 28.219 36.015 48.197 2-Nước mắm 1000 lít 1.827 3.079 5.426 3-Xay xát gạo Tấn 1.512.000 1.530.000 1.587.000 4-Thức ăn gia súc Tấn 54.732 80.419 123.735
Sản phẩm ĐV tính 2010 2015 2020
6-Đường mật Tấn 38.910 59.868 94.246
7-Đường kết Tấn 115.404 194.462 342.709
8-Nước đá 1000 Tấn 367 591 996
9-Thuốc lá các loại 1000 Gói 613 613 613
10-Quần áo 1000 Cái 265 265 265
11-Gỗ xẻ các loại M3 71.000 125.000 241.000
12-Giày dép da 1000 Đôi 1.000 1.500 2.500
13-Trang in 1000 Trang 2.000.000 4.000.000 10.000.000
14-Gạch nung 1000 Viên 4.809 6.138 8.608
15-Nông cụ cầm tay 1000 Cái 110 194 373
16-Nước máy 1000 M3 2.625 4.228 7.124
b-Các sản phẩm mới dự kiến phát huy trong quy hoạch 2011-2020 (bao gồm cả các công trình đã khởi công xây dựng)
17-Thực phẩm đóng hộp Tấn 0 10.000 12.000
18-Bột giặt Tấn 0 1.500 3.000
19-Chế biến các sản phẩm gỗ Sản phẩm 0 3.000 5.000
20-Thuốc trừ sâu Tấn 0 1.000 3.000
21-Phân bón NPK Tấn 0 11.000 25.000
22-Thuốc chữa bệnh 1000 Viên 0 400.000 800.000
23-Lắp ráp điện tử dân dụng Sản phẩm 0 3.500 4.000
24-Dụng cụ điện Sản phẩm 0 500 1.000
25-Phụ gia bê tông Tấn 0 3.000 5.000
26-Bê tông đúc sẵn 1000 M3 0 20 30
27-Cơ khí phục vụ nông nghiệp Sản phẩm 0 10.000 15.000
28-Đóng tàu (3-5 vạn tấn) 0 1 1 29-Giấy và bột giấy Tấn 0 10.000 20.000 30-Xút Tấn 0 600 1.200 31-Xi măng Tấn 0 600.000 1.000.000 32-Điện phát ra Tỷ KWh 0 7,2 19,2 33-Chế biến khí ga Bình khí 0 1.000.000 1.500.000
Phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp ngành có lợi thế so sánh về địa lý kinh tế kết hợp với chuyển dịch cơ cấu ngành, hình thành chuỗi giá trị và mạng lưới liên kết sản xuất, kinh doanh. Theo M.Porter, trên thế giới cho thấy thành công không phải là dựa vào công ty lớn, mà quan trọng là quy mô của cụm ngành. Phải nói đây là công cụ rất mạnh để chúng ta có thể chuyển từ thu nhập thấp sang thu nhập trung bình. Cụm ngành là nơi không chỉ có một doanh nghiệp duy nhất trong một lĩnh vực, thay vào đó là một tập hợp doanh nghiệp cùng lĩnh vực. Ở đó, các doanh nghiệp này không chỉ sản xuất ra sản phẩm cuối cùng mà cả linh kiện, chi tiết sản phẩm, bên cạnh những thành phần cung cấp dịch vụ, cung cấp chức năng hỗ trợ. Cụm ở đây cũng không chỉ là các công ty mà còn có các thể chế như là các đơn vị giáo dục, đơn vị đào tạo, các hộ doanh nghiệp. Tất cả các nền kinh tế cạnh tranh mà họ tiến được đều phải xây dựng cụm này.
Cụm ngành có tác động mạnh lên năng suất, lên đổi mới sáng tạo và hình thành doanh nghiệp mới. Cụm ngành có tác động tích cực chuyển dịch cơ cấu công nghiệp tỉnh từ tăng trưởng chiều rộng dựa vào lao động rẻ, vị trí địa lý tốt, nguồn lực tự nhiên sẵn có đến phát triển theo hướng tăng năng suất, và về dài hạn là năng lực cho sáng tạo, chuyển đổi theo chiều sâu trong giai đoạn từ 2011- 2020 và tầm nhìn 2025. Nhìn rộng ra từ vấn đề phát triển cụm ngành, giúp tỉnh điều chỉnh cơ cấu trong thu hút đầu tư nước ngoài theo hướng tập trung xây dựng cụm ngành, nâng cao sức mạnh trong một số lĩnh vực nhất định, nhất các ngành công nghiệp mà tỉnh đã xác định ưu tiên phát triển; và các sản phẩm hàng hóa mà tỉnh xác định đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao sức cạnh tranh. Cần phải hiểu là việc xây dựng cụm ngành chính là để tạo cơ sở nâng cao năng suất, giá trị gia tăng tối ưu, mô hình cụm ngành là cách thức rất quan trọng để Hậu Giang xây chiếc cầu nối trong chuyển đổi mô hình giữa sự tăng trưởng kinh tế rộng sang tăng trưởng kinh tế theo hướng nâng cao năng suất, hiệu quả, tăng năng lực cạnh tranh.
Hiện nay ở Hậu Giang, phát triển cụm ngành là việc tổ chức lại trên các KCN đã có. Xây dựng các KCN chuyên ngành, nhất là các KCN chuyên ngành chủ lực, xây dựng chính sách ưu đãi riêng cho từng chuyên ngành. Tỉnh đã quy hoạch kịp thời các KCN, CCN tập trung với diện tích đủ rộng có vị trí thuận lợi về giao thông thủy, bộ, nằm gần kề thành phố Cần Thơ tạo sự hấp dẫn các doanh nghiệp vào đầu tư như KCN Sông Hậu, Tân Phú Thạnh.
Cũng có thể tổ chức cụm ngành mới, thí điểm mô hình KCN do nhà nước đầu tư hạ tầng và cho thuê lại không vì mục đích kinh doanh, để đảm bảo phí sử dụng hạ tầng có tính cạnh tranh cao, chủ đầu tư có thể giao cho ban quản lý các KCN và mô hình này trước mắt ưu tiên thu hút các nhà đầu tư
trong nước và những lĩnh vực công nghiệp, kỹ thuật cao, các KCN ở các địa bàn khó khăn. Bước đầu tiên là xác định cụm, sau đó làm sao tổ chức lại để các doanh nghiệp có thể hợp tác với nhau tốt hơn, chặt chẽ hơn trong sản xuất kinh doanh. Các tổ chức đào tạo tay nghề, đào tạo chuyên môn cũng phải kết nối với các cụm ngành này để người được đào tạo dễ tìm được việc làm.
Xuất phát từ thực tế trên, Hậu Giang đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án tổng thể điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hậu Giang đến năm 2020. Mục tiêu của đề án tổng thể điều chỉnh, bổ sung quy hoạch là đến năm 2015 đầu tư đồng bộ, hoàn thiện và cơ bản lấp đầy các KCN đã được thành lập (hiện tại đã thực hiện được 63,38% diện tích đất Quy hoạch Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp tập trung), thành lập mới có chọn lọc một số KCN và từ năm 2016-2020 tiếp tục đầu tư đồng bộ các KCN theo quy hoạch. Theo định hướng điều chỉnh, bổ sung quy hoạch này đến năm 2020, tỉnh Hậu Giang dự kiến thành lập 8 KCN (trong đó, có 1 KCN được thành lập mới). Tổng quy mô diện tích khoảng 2.230,41 ha, cụ thể:
Bảng 3.30: Dự kiến phát triển các khu, CCN tập trung đến 2020 ĐVT: ha
Các Khu-cụm CN tập trung 2010 Dự kiến Ghi chú
2015 2020
- Tổng diện tích bố trí 1.206,5 1.565 2.075
- Thực tế phát triển 1.036,4 1.119 1.250