- Tiểu học Trung học cơ sở
6. Cụm công nghiệp Nhơn Nghĩa (chế biến nông sản, thực phẩm)
3.9.5 Nâng cao năng lực cạnh tranh hệ thống doanh nghiệp
Tổ chức lại hệ thống doanh nghiệp theo hướng khuyến khích nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Tiếp tục khuyến khích việc ứng dụng tiến bộ công nghệ vào sản xuất kinh doanh.
Trong giai đoạn 2011-2015, tỉnh cần kết hợp đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu trong doanh nghiệp. Đầu tư chiều rộng là nền tảng cơ sở để đầu tư chiều sâu, đồng thời đến lượt đầu tư chiều sâu lại tiếp tục tạo ra những tiền đề để đầu tư chiều rộng ở những phương diện mới. Vấn đề chúng ta đặt ra hiện nay là chú trọng đầu tư chiều sâu song liệu có phải là đúng đắn khi đổi mới công nghệ trên một nền tảng cơ sở hạ tầng yếu kém, sử dụng những công nghệ tự động hóa cao gắn liền với việc giảm lao động trong điều kiện nước ta là một nước có nguồn nhân lực dồi dào. Làm thế nào để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trong một môi trường kinh doanh ngày càng trở nên gay gắt và phức tạp hơn. Bởi vậy, không thể tách rời đầu tư chiều sâu với đầu tư chiều rộng, đó là điều tất yếu cho sự tồn tại và phát triển của bất kỳ một doanh nghiệp nào.
Những công cụ hỗ trợ là: (1) chính sách động viên khuyến khích đầu tư, đầu tư chiều sâu trong các doanh nghiệp, (2) chính sách tạo nguồn, thu hút nguồn vốn đầu tư, đầu tư chiều sâu trong các doanh nghiệp, (3) chính sách và các giải pháp hỗ trợ đổi mới công nghệ hỗ trợ về thông tin, đào tạo tay nghề công nhân và lập quản lý các dự án đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất.
Những biện pháp nâng cao hiệu quả đầu tư chiều rộng và đầu tư chiều sâu trong doanh nghiệp phải đảm bảo đạt được những yêu cầu sau: thay thế, đổi mới thiết bị và công nghệ trong dây chuyền sản xuất phải tiên tiến hơn, mức độ hiện đại hóa cao hơn, có khả năng tiết kiệm được chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Đa dạng hóa trình độ công nghệ ngay trong mỗi doanh nghiệp, kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại để có thể sử dụng tối thiểu thiết bị hiện có, tranh thủ đi vào kỹ thuật-công nghệ hiện đại ở một số khâu có ý nghĩa quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm.
Kết hợp chuyên môn hóa với đa dạng hóa sản xuất kinh doanh tổng hợp. Hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả KT-XH đối với các dự án đầu tư, giúp các chủ đầu tư có những phương tiện tiên tiến, hiện đại trong phát triển và xây dựng hiệu quả đầu tư. Từ đó, có thể ra những quyết định đầu tư chuẩn xác phù hợp với khả năng và cơ cấu vốn đầu tư có thể huy động và sử dụng của quốc gia, mỗi doanh nghiệp và nhân dân. Những quyết định trên phải được tôn trọng và quán triệt trong một chủ thể thống nhất trong khi đề ra phương hướng và những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư chiều rộng và đầu tư chiều sâu trong các doanh nghiệp khi chuyển sang nền kinh tế thị trường. Phương hướng nâng cao hiệu quả đầu tư chiều rộng và đầu tư chiều sâu trong doanh nghiệp. Lựa chọn lĩnh vực đầu tư phù hợp với định hướng tổ chức, sắp xếp lại các doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp nhà nước: tổ chức, sắp xếp lại theo hướng giảm số lượng nhưng phải đảm bảo nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và đóng vai trò là xương sống của nền kinh tế, là công cụ quan trọng để định hướng XHCN.
Hướng các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) vào chiếm lĩnh các mặt hàng, ngành hàng quan trọng của tỉnh mà cụ thể 3 ngành trọng yếu là sản xuất nông sản hàng hóa lớn-chất lượng cao, công nghiệp chế biến lương thực-thực phẩm và thương mại-dịch vụ.
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kết hợp đầu tư chiều rộng và đầu tư chiều sâu trong doanh nghiệp: giải pháp thu hút nguồn vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư chiều sâu trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu tập trung vào việc tổ chức sắp xếp lại doanh nghiệp, quy hoạch và xây dựng các
kế hoạch đầu tư, đầu tư chiều sâu phù hợp với quy hoạch và chiến lược đầu tư phát triển của địa phương, ngành và vùng lãnh thổ, đồng thời công khai các dự án khả thi nhằm thu hút nguồn vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ cho đào tạo nguồn nhân lực và chuyển giao công nghệ.
Củng cố và phát triển các hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) trên cơ sở khuyến khích và tạo điều kiện để các HTXNN mở rộng sản xuất-kinh doanh dịch vụ tổng hợp, đa ngành hướng vào mục tiêu hỗ trợ kinh tế hộ xã viên và khai thác mọi nguồn lực để phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã. Kiên quyết không phát triển HTXNN theo số lượng và phong trào mà gắn chặt với nhu cầu hợp tác hóa của cư dân địa phương, gắn chặt với sản xuất và kinh doanh theo hướng kinh tế thị trường, khai thác có hiệu quả các điển hình tiên tiến. Xây dựng các HTX mới ở những nơi có đủ điều kiện chín muồi, các xã điểm nông thôn mới, quan tâm tới những tổ hợp tác, câu lạc bộ năng suất cao, các trang trại,… cụ thể hóa các chính sách hỗ trợ, quy định mốc thời gian, thời điểm hỗ trợ thích hợp để vận động thành lập mới HTX. Phát triển HTXNN phải vững chắc, từ thấp đến cao, từ làm dịch vụ đơn lẻ từng khâu, tiến lên làm dịch vụ tổng hợp, củng cố các HTXNN hiện có, kiên quyết giải thể các HTXNN ngưng hoạt động, hoạt động không hiệu quả, nâng tổng số HTXNN hoạt động khá lên 40%, số HTXNN trung bình 50% trở lên, không còn HTXNN yếu kém. Tỷ lệ cán bộ quản lý HTXNN đã qua đào tạo có trình độ từ cao đẳng trở lên đạt 40% và trình độ trung cấp đạt 30%.
Đẩy mạnh công tác vận động tuyên truyền bao gồm: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong nội bộ xã viên HTXNN và ra bên ngoài cho những đối tượng là người dân sống trong khu vực HTXNN về HTXNN kiểu mới khác với HTXNN kiểu cũ. Nội dung tuyên truyền bao gồm từ chỉ đạo nông nghiệp đến chính sách phát triển kinh tế hợp tác và HTX của Đảng và Nhà nước. Hàng năm có tổ chức sơ kết, đánh giá, biểu dương, khen ngợi các HTXNN làm ăn có hiệu quả, tuyên truyền nhân rộng trên phạm vi toàn tỉnh. Tăng cường quán triệt việc nhận thức và thực hiện về đường lối, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể đối với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, đẩy mạnh sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành và cơ sở, xóa bỏ tư tưởng chần chừ, ngán ngại trong công tác tuyên truyền vận động người dân nhất là những người có tiềm lực kinh tế, có năng lực quản lý tham gia HTXNN. Phấn đấu đến năm 2020, toàn bộ cán bộ chủ chốt cấp huyện, xã,
phường, thị trấn và nông dân trên địa bàn toàn tỉnh đều quán triệt chủ trương, chính sách về kinh tế tập thể của Đảng và Nhà nước.
Đối với các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp: kiện toàn đội ngũ quản lý HTXNN như Ban Quản trị, Ban Kiểm soát, kế toán,… Tăng vốn điều lệ, tăng số lượng xã viên (các xã viên có tiềm lực kinh tế), bổ sung ngành nghề kinh doanh hoặc chuyển đổi phương án sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ sở chế biến, gia công các mặt hàng nông sản, nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng thị trường tiêu thụ, liên kết, liên doanh.
Đối với các hợp tác xã sản xuất kinh doanh dịch vụ tổng hợp và chuyên ngành: (1) Xây dựng thương hiệu cho loại cây trồng, vật nuôi chủ lực của HTXNN, (2) Xây dựng vùng chuyên canh và chế biến gắn liền với thế mạnh của địa phương, (3) Các ngành chức năng cần tăng cường công tác khuyến nông, lâm, ngư để HTXNN mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp, đạt hiệu quả kinh tế. Ưu tiên xây dựng các mô hình trình diễn về giống, kỹ thuật thâm canh, mô hình nông nghiệp công nghệ cao cho HTXNN.
Thực hiện các chính sách hỗ trợ HTXNN: thực hiện các chính sách ưu đãi về sử dụng đất đối với hợp tác xã đã được quy định tại các nghị định, văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ. UBND cấp huyện trên cơ sở quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của địa phương, tham mưu UBND tỉnh cấp quyết định giao đất, cho thuê đất cho các HTXNN lập cơ sở sản xuất kinh doanh, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích không quá 100m2 cho HTX làm trụ sở làm việc. Chủ động bố trí và thực hiện thỏa thuận địa điểm cho HTXNN làm trụ sở làm việc, mọi chi phí đền bù giải tỏa (nếu có) do ngân sách cấp huyện chi trả đối với diện tích không quá 100m2. Thời gian thực hiện thỏa thuận địa điểm, đền bù giải tỏa 100m2 cho HTXNN làm trụ sở làm việc không quá 12 tháng đối với các HTXNN chưa được cấp kể từ khi đề án có hiệu lực thi hành và 12 tháng đối với các HTXNN thành lập mới kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đây là diện tích đất công hỗ trợ, là tài sản không chia của HTXNN, trường hợp các HTXNN bị giải thể, UBND cấp huyện có trách nhiệm thu hồi diện tích đất này sung vào quỹ đất công của địa phương. Trường hợp HTXNN có nhu cầu sử dụng đất để sử dụng vào mục đích thuộc trường hợp nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án, nhà nước sẽ hỗ trợ kinh phí để thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng.
Chính sách tài chính, tín dụng: thực hiện chính sách về thuế và tín dụng theo quy định tại Điều 6, 8, Nghị định số 88/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ. HTXNN có dự án thuộc danh mục vay vốn tín dụng đầu tư, có hợp
đồng xuất khẩu thuộc danh mục vay vốn tín dụng xuất khẩu quy định tại Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu được vay vốn theo quy định của nghị định này và các văn bản có liên quan. HTXNN được vay vốn theo các quy định tại Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản và các văn bản có liên quan. HTXNN có nhu cầu vay vốn từ các tổ chức tín dụng để đầu tư mới, đầu tư nâng cấp, đầu tư mở rộng năng lực sản xuất, kinh doanh, thực hiện các hoạt động dịch vụ phục vụ phát triển kinh tế và đời sống xã viên thì được các tổ chức tín dụng tạo điều kiện thuận lợi để vay vốn và áp dụng hình thức đảm bảo tiền vay phù hợp với loại hình kinh tế hợp tác xã. Việc cho vay được thực hiện theo các quy định hiện hành. Các hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn vay vốn các tổ chức tín dụng theo quy định hiện hành về chính sách tín dụng nông nghiệp và nông thôn. Ngoài ra, các HTXNN được vay vốn theo các quy định tại Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Thông tư số 14/2010/TT-NHNN ngày 14/6/2010 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hướng dẫn chi tiết thực hiện Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04/6/2010 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
Chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường: HTXNN có sản phẩm tham gia hội chợ, triển lãm trong nước và nước ngoài được UBND các cấp, các đơn vị chức năng sử dụng ngân sách sự nghiệp hỗ trợ theo quy định. HTXNN tham gia chương trình xúc tiến thương mại Quốc gia được hỗ trợ các nội dung theo quy định tại Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg ngày 15/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện chương trình xúc tiến thương mại Quốc gia. HTXNN được các đơn vị chức năng sử dụng ngân sách sự nghiệp hỗ trợ chi phí đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, xây dựng website theo quy định.
* Giải pháp, chính sách hỗ trợ nâng cao năng lực điều hành
Tổ chức các khóa tập huấn, đào tạo cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất về các nội dung như: nhận thức về các hệ thống quản lý tiên tiến, các công cụ thống kê để cải tiến năng suất chất lượng, đào tạo các chuyên gia đánh giá nội bộ, chuyên gia đánh giá trưởng về các hệ thống quản lý tiên tiến nhằm giúp cho các đơn vị có thể đánh giá hệ thống của mình và cải tiến hệ thống. Tăng
cường hướng dẫn doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thi hành luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21/11/2007 (có hiệu lực từ 01/7/2008) đối với hàng hóa xuất khẩu.
Khuyến khích xây dựng các hệ thống quản lý tiên tiến gồm: các hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000, hệ thống quản lý môi trường ISO 14000, hệ thống an ninh thông tin ISO/IEC 27000, hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh ISO 22000, ISO 18000, hệ thống quản lý ERP, các hệ thống quản lý khác SA 8000, TQM, ISO 26000, 5S, Kaizen. Thí điểm đưa vào áp dụng tiêu chuẩn ISO 9004 đối với một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất để rút kinh nghiệm và nhân rộng việc cải tiến liên tục hệ thống quản lý chất lượng của các đơn vị.
Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuộc danh mục ngành công nghiệp mũi nhọn, ngành công nghiệp ưu tiên phát triển trong việc triển khai hoạt động đánh giá sự phù hợp của chất lượng sản phẩm với tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn quốc tế, quy chuẩn Việt Nam, quy chuẩn địa phương cho hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa tiêu thụ trong nước nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm trong và ngoài nước, đáp ứng yêu cầu thị trường của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Thực hiện chứng nhận sản phẩm an toàn cho các sản phẩm trong danh mục bắt buộc và các sản phẩm xuất khẩu của tỉnh.
Hỗ trợ cho doanh nghiệp thuê tư vấn trong các lĩnh vực: lập dự án đầu tư, marketing, quản lý sản xuất, tài chính, kế toán, nhân lực, thiết kế mẫu mã, bao bì đóng gói, ứng dụng công nghệ, thiết bị mới.
* Giải pháp, chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm
Khuyến khích doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đăng ký bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ, gồm: bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích. Tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo chuyên đề về sở hữu trí tuệ: hướng dẫn các kiến thức cơ bản về việc thiết kế, đăng ký bảo hộ, khai thác, giới thiệu sản phẩm và phát triển nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh. Tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, tổ chức cuộc thi sáng tạo kiểu dáng hàng thủ công mỹ nghệ, tổ chức xét tặng danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi, người có công đưa nghề về địa phương đối với sản phẩm ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống.
Tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, nhất là khó khăn về vốn, mặt bằng sản xuất, đổi mới công nghệ trang thiết bị.