Tái cơ cấu khu vực nông nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn (Trang 100 - 105)

- Tiểu học Trung học cơ sở

12. Tỷ lệ người dân dùng nước sạch (% tổng dân số) Trong đó: nông thôn (% dân số nông thôn)

3.9.4.1 Tái cơ cấu khu vực nông nghiệp

Tái cơ cấu khu vực nông nghiệp theo hướng tập trung phát triển các ngành có lợi thế so sánh, tỷ trọng giá trị gia tăng cao, từng bước giảm tỷ trọng các ngành gia công, sơ chế và khai thác tài nguyên với 3 ngành mũi nhọn: sản xuất lúa gạo, công nghiệp chế biến thực phẩm và thương mại dịch vụ.

Tập trung phát triển ngành sản xuất lúa gạo theo hướng bền vững, hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo an ninh lương thực.

Các giải pháp: cần tập trung đầu tư sâu 4 cây (lúa, mía, cây ăn trái, khóm) và 4 con (trâu, heo, gia cầm, thủy sản) để phát triển thành vùng sản xuất hàng hóa lớn theo hướng chất lượng, hiệu quả, đồng thời tiếp tục chỉ đạo phát triển sản xuất rau màu theo hướng GAP.

* Trồng trọt

Tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất ngành trồng trọt trên cơ sở kết hợp mở rộng diện tích với tăng vụ, chuyển vụ và đa dạng nhanh các loại cây trồng cạn có giá trị kinh tế cao, hình thành các vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung có quy mô lớn, trong đó tập trung vào 5 nhóm sản phẩm chủ lực là: lúa chất lượng cao, mía, cây ăn trái, khóm và rau màu theo hướng sạch. Phát triển trồng trọt theo hướng toàn diện, tăng trưởng và bền vững, đảm bảo an ninh lương thực, tạo ra sản phẩm chất lượng cao, nhất là thực phẩm sạch, an toàn, đáp ứng tốt yêu cầu thị trường mang lại giá trị, lợi nhuận và thu nhập cao ổn định trên một đơn vị diện tích, cũng như một đơn vị sản phẩm.

Dự kiến bố trí diện tích đất canh tác năm 2020 như sau: cây hàng năm 118.000 ha, trong đó đất lúa 75.000 ha, cây ăn trái 20.000 ha, đất trồng rau màu 8.000 ha, đất mía 15.000 ha. Tỷ lệ dùng giống xác nhận hoặc tương đương trong sản xuất đối với lúa trên 80%, nhóm cây ăn quả có múi, mía, rau màu, khóm 50% là giống sạch bệnh, có năng suất, chất lượng cao (nguồn quy hoạch của tỉnh). Đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi trên đất lúa trên cơ sở tăng diện tích luân canh lúa với các cây rau màu khác (bắp, đậu xanh, đậu nành) lên 12-13 ngàn ha và tăng diện tích lúa kết hợp với nuôi trồng thủy sản lên 30 ngàn ha, trong đó chủ yếu là lúa luân canh hoặc xen canh với cá.

Tập trung đầu tư cải tạo diện tích vườn hiện có kết hợp với từng bước mở rộng diện tích cây ăn trái ở những nơi có điều kiện thuận lợi theo hướng chuyên canh, thâm canh nhằm hình thành các vùng sản xuất tập trung có chất lượng cao với các cây trồng chủ lực là: bưởi, cam quít, khóm, xoài, măng cụt, … Trong đó, tập trung xây dựng thương hiệu cho 4 cây là: Bưởi Phú Hữu, Cam mật Châu Thành, Quít đường Long Trị và Khóm Cầu Đúc, hình thành các vùng trồng cây ăn trái chất lượng cao và cây ăn trái đặc sản tập trung có quy mô 28-30 ngàn ha.

Quy hoạch vùng nguyên liệu tập trung, xây dựng cánh đồng lớn theo hướng GAP tạo điều kiện thuận lợi cho liên kết tiêu thụ, chế biến, khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng cơ sở chế biến gắn với vùng nguyên liệu

Cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, tăng cường đầu tư cơ giới hóa, một số khâu sử dụng nhiều lao động từ khâu làm đất đến gieo trồng, thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch, điện khí hóa các trạm bơm thuỷ lợi để giảm giá thành sản xuất.

* Chăn nuôi

Nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm: đàn heo nạc hóa chiếm trên 95% tổng đàn, đàn gia cầm giống mới có năng suất thịt, trứng cao 50-55% tổng đàn. Hình thành các vùng chăn nuôi tập trung cho từng loại gia súc, phát triển chăn nuôi hàng hóa lớn theo hướng trang trại, gia trại với phương thức chăn nuôi bán công nghiệp và công nghiệp, an toàn dịch bệnh chiếm từ 35- 40%. Phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại đối với đàn gia cầm, thủy cầm.

* Thủy sản

Đến năm 2020, diện tích mặt nước nuôi (diện tích nền) là 9.000-10.000 ha, trong đó diện tích mặt nước nuôi (diện tích nền) thâm canh, bán thâm canh tăng ở năm 2020 là 2.800 ha, năm 2025 là 3.200 ha, với các đối tượng nuôi chủ yếu là cá thác lác, cá rô đồng, cá tra, các loài cá đồng đặc sản nước ngọt.

Theo quy hoạch phát triển sản xuất và tiêu thụ cá da trơn tỉnh Hậu Giang đến năm 2020 được phê duyệt, đến năm 2015, tổng diện tích quy hoạch nuôi cá da trơn toàn tỉnh là 750 ha, trong đó cá tra là 700 ha và đến năm 2020, tổng diện tích quy hoạch là 1.090 ha, trong đó cá tra là 1.000 ha, ước tổng sản lượng 152.700 tấn, trong đó cá tra chiếm hơn 98%. Về giá trị sản xuất đến năm 2020 là 3.810 tỷ đồng và nhu cầu lao động lên đến 6.100 người.

Thực hiện các mô hình sản xuất gắn kết tiêu thụ sản phẩm và thị trường, hình thành các mô hình tổ chức trang trại, sản xuất tập thể, doanh nghiệp thủy sản với quy mô tập trung, đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm. Chọn khâu đột phá là “liên kết 4 nhà”, trên cơ sở xác định vai trò, chức năng của mỗi nhà như sau

Nhà Khoa học: với vai trò tiên phong nghiên cứu đưa ra giải pháp giúp nông dân và nhà doanh nghiệp ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa tiếp cận thị trường thế giới, phấn đấu trong 5 năm tới các đề tài ứng dụng trên địa bàn tăng gấp 2 lần tương ứng từ 50 đề tài trở lên.

Nhà Nông: với vai trò chủ thể trong mối liên kết và trực tiếp làm ra sản phẩm, do đó trong 5 năm tới cần tập trung đào tạo chuyển giao khoa học kỹ thuật cho khoảng 80% nông dân để đủ sức vươn lên là chủ thể trong mối liên

kết, đồng thời thúc đẩy các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác, hợp tác xã, trang trại, gia trại, hiệp hội ngành hàng của nông dân chiếm tỉ lệ từ 50% diện tích sản xuất, có trên 50% hộ nông dân có mô hình sản xuất với doanh thu từ 70 triệu đồng/ha/năm trở lên và 70% hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.

Nhà doanh nghiệp: với vai trò trung tâm trong mối liên kết, tập trung phát triển thị trường, xác định khả năng tiêu thụ, chủ động ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm, đầu tư trực tiếp hoặc hỗ trợ đầu tư vốn, công nghệ, kỹ thuật mới cho nông nghiệp, nông thôn phát triển, để đảm bảo nội dung chương trình cần huy động vốn đầu tư từ doanh nghiệp 3.100 tỷ đồng, chiếm 34,44% cơ cấu vốn.

Nhà nước: với vai trò gắn kết mối liên kết 4 nhà tăng cường hỗ trợ, điều phối thông qua các chính sách khuyến khích đầu tư và hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, xúc tiến thương mại, với số kinh phí ước tính 5.000 tỷ đồng, chiếm 55,56% cơ cấu vốn, đồng thời thực hiện kiểm tra, giám sát và bảo đảm tính pháp lý cho việc thực hiện hợp đồng giữa các bên.

Tăng cường hệ thống thông tin thị trường nhằm cung cấp kịp thời các thông tin về cung cầu, giá cả sản phẩm giúp nông dân, doanh nghiệp có những quyết định sản xuất, kinh doanh phù hợp.

Trên cơ sở chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang các ngành, nghề khác gấp đôi thời kỳ 2010-2015 khoảng 30%, từng bước tăng quỹ đất canh tác cho mỗi lao động nông nghiệp, mở rộng quy mô sản xuất, ứng dụng có hiệu quả những thành tựu khoa học công nghệ trong sản xuất, kinh doanh.

Phát triển các loại hình kinh tế hợp tác theo mô hình kinh doanh đa ngành, hỗ trợ phát triển hợp tác xã thông qua các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn, tăng cường vai trò hợp tác xã nông nghiệp để ký hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa.

Bảng 3.26: Sản phẩm chủ yếu của nông nghiệp Hậu Giang đến năm 2020

Các sản phẩm Đơn vị 2010 2015 2020

1-Lúa Tấn 1.139.646 1.010.182 1.086.432

2-Bắp Tấn 11.302 30.000 40.000

3-Rau đậu các loại Tấn 205.700 218.500 275.000

4-Đậu nành Tấn - 6,8 12,5

6-Cam quýt bưởi Tấn 71.810 79.200 96.000

7-Khóm Tấn 15.000 52.500 110.000

8-Nhãn. Chôm chôm Tấn 11.165 14.210 16.240

9-Xoài Tấn 23.400 42.000 70.000

10-Dừa Tấn 30.447 33.000 35.000

11-Cây ăn quả khác Tấn 45.500 55.250 58.500

12-Heo (quy thịt hơi) Tấn 4.189 4.926 6.301

13-Bò (quy thịt hơi) Tấn 87 99 112

14-Bò sữa (quy sữa) Tấn - 400 2.000

15-Bò cày kéo con 168 67 0

16-Trâu cày kéo con 102 41 20

17-Trâu (quy thịt hơi) tấn 53 67 78

18-Gà 1000 con 1.440 3.781 9.125

19-Vịt, ngan, ngỗng 1000 con 2.160 3.780 6.083

20-Dê (quy thịt hơi) tấn 13 17 22

21-Chim cút 1000 con 10.000 20.114 30.947

22-Trứng 1000 quả 350.000 703.975 1.478.588

Nguồn: Kế hoạch 5 năm 2011-2015, tính toán của TTNCKTMN, Bộ KH & ĐT.

* Phát triển dịch vụ nông nghiệp

Củng cố trung tâm giống nông nghiệp, đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng lúa chất lượng cao, vùng mía, khóm nguyên liệu, vùng nuôi trồng thủy sản và chương trình nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn. Đồng thời sản xuất nhiều loại giống cây trồng, vật nuôi có phẩm chất tốt, sạch bệnh phù hợp với môi trường sinh thái, phục vụ thiết thực cho nhu cầu sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt của các hộ nông dân. Tiếp tục liên kết chặt chẽ với các viện, trường, cơ quan nghiên cứu khoa học nông nghiệp để kịp thời ứng dụng các thành quả nghiên cứu mới vào sản xuất. Thường xuyên phân công cán bộ kỹ thuật xuống cơ sở giúp nông dân trong canh tác cũng như phòng chống dịch bệnh.

Với bố trí trồng trọt, chăn nuôi và phát triển mạnh dịch vụ nông nghiệp như trình bày trên, ứng dụng phương pháp tính toán theo sản phẩm chủ yếu, tổng giá trị sản xuất của riêng nông nghiệp giai đoạn 2011-2015 có thể tăng bình quân 6,3% và giai đoạn 2016-2020 tăng 9,7%. Trong đó, chăn nuôi và dịch vụ tăng rất nhanh, tương ứng hai giai đoạn nêu trên, chăn nuôi đạt 8% và

9%, dịch vụ tăng 22,2% và 19%. Sở dĩ tổng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng cao bởi lẽ từ 2015 trở đi, Hậu Giang đi vào nông nghiệp thâm canh cao, đầu tư vào giống, phân bón và bảo vệ thực vật nhiều nên chi phí trung gian tăng, dẫn đến giá trị sản xuất nông nghiệp tăng khá nhanh.

* Phát triển khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Phấn đấu hoàn tất và đưa vào vận hành khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 5.000 ha huyện Long Mỹ, làm hạt nhân xây dựng và phát triển các mô hình sản xuất mới, các vệ tinh trong tỉnh và khu vực để đảm bảo thực hiện thắng lợi chương trình GAP của Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn giao cho tỉnh Hậu Giang đến năm 2015 có 30% sản phẩm nông nghiệp chủ lực đạt tiêu chuẩn VietGAP.

Tiếp tục chú trọng đến công tác quy hoạch chặt chẽ gắn với phát triển sản xuất, chế biến, thị trường tiêu thụ. Thường xuyên nắm bắt thị trường và có giải pháp tháo gỡ kịp thời đối với từng lĩnh vực sản xuất cụ thể, tổ chức sản xuất hàng hóa quy mô lớn theo mô hình cánh đồng lớn, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và công tác giống, phát huy vai trò các hiệp hội, tiếp tục nâng cấp và hiện đại hóa kết cấu hạ tầng nông thôn, thủy lợi gắn với biến đổi khí hậu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn (Trang 100 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w